Giáo án địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 31. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương.
- Trình bày được các tài nguyên du lịch của nước ta.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu: các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại, du lịch.
3. Thái độ
- Tự hào về tài nguyên du lịch và có ý thức bảo vệ môi trường để xây dựng bộ mặt du lịch nước ta.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ...., năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu, biểu đồ về nội thương, ngoại thương.
- Bản đồ du lịch VN.
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam, sách tập ghi bài.
- Các kiến thức đã học về thương mại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chia nhiệm vụ cho 4 nhóm:
Nhóm 1: Kể tên các mặt hàng nước ta đang nhập khẩu nhiều hiện nay.
Nhóm 2: Kể tên các mặt hàng nước ta đang nhập khẩu nhiều hiện nay.
Nhóm 3: Kể tên các quốc gia là thị trường xuất khẩu của nước ta.
Nhóm 4: Kể tên các quốc gia là thị trường xuất khẩu của nước ta.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm nhanh chóng lên bảng ghi câu trả lời,các HS lần lượt thay nhau để bổ sung đáp án. HS hoàn thành nhiệm vụ trong 2 phút
- Bước 3: GV đánh giá câu trả lời của các nhóm, tổng hợp kết quả, lưu điểm, chỉnh sửa bổ sung và dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành thương mại
1. Mục tiêu
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.
- Chỉ ra được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp đôi.
4. Phương tiện dạy học:
- SGK, hình 31.1, 32.2, 31.3.
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Dựa vào hiểu biết của bản thân, trao đổi theo bàn, hãy trả lời các vấn đề sau:
+ Hãy cho biết ngành thương mại là gì, có những phân ngành nào?
+ Dựa vào hình 31.1 SGK nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế?
+ Quan sát hình 31.2 sgk, nhận xét cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005?
+ Các bạn hàng buôn bán của nước ta bao gồm những quốc gia nào?
- Trao đổi với bạn cùng bàn, trả lời. Hoàn thiện kiến thức.
- Bước 2: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 1. Thương mại
a. Nội thương
- Sau đổi mới cả nước ta đã hình thành thị trường thống nhất,hàng hóa đa dạng phong phú.
- Nội thương đã thu hút nhiều thành phần tham gia.
b. Ngoại thương
- Sau đổi mới thị trường buôn bán của nước ta mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.
- Nước ta là nước nhập siêu.
- Cơ cấu xuất nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: nông – lâm – thủy sản,cn nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản, cn nặng, xuất khẩu sang các nước, Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,..
+ Nhập: tư liệu sản xuất, các nguyên liệu, hàng công nghiệp nhẹ, nhập khẩu từ các nước Châu Á – TBD và Châu Âu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành du lịch
1. Mục tiêu
- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng ở nước ta.
- Chỉ ra được trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến du lịch.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp/nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 31.4 và 31.5, 31.6, Atlat Địa lí Việt Nam, máy chiếu.
5. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Bước 1: GV yêu cầu HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày khái niệm tài nguyên du lịch?
+ Căn cứ vào các địa điểm du lịch đã được xem ở video hãy phân loại chúng thành nhóm sao cho phù hợp?
- HS: Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức SGK trả lời các câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức
- Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ hình 31.4, Atlat Địa lí Việt Nam và phần nội dung đã chuẩn bị ở nhà trình bày theo nội dung đã phân công.
+ Nhóm 1: Tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Nhóm 2: Tài nguyên du lịch nhân văn
hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta?
- HS dựa vào sơ đồ hình 31.4, Atlat Địa lí Việt Nam và phần nội dung đã chuẩn bị ở nhà trình bày theo nội dung đã phân công.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
+ GV hướng theo dõi các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào 31.6, Atlat Địa lí Việt Nam hãy trả lời các câu hỏi sau
+ Nhận xét về tình hình phát triển ngành du lịch?
+ Nước ta có mấy vùng du lịch?
+ Kể tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng ở địa phương em và nước ta?
- HS dựa vào 31.6, Atlat Địa lí Việt Nam trả lời các câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức 1. Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm: (học sgk/139)
- Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm:
+ Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật.
+ Tài nguyên nhân văn: di tích, lễ hội, tài nguyên khác.
b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
- Ngành du lịch nước ta hình thành:60 của TK 20, phát triển nhanh thập kỉ 90.
- Được chia làm 3 vùng du lịch:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Các trung tâm du lịch lớn nước ta: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chiếu câu hỏi , ai nhanh hơn được trả lời :
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới
A. Hình thành thị trường thống nhất trong cả nước.
B. Hàng hóa phong phú đa dạng.
C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
D. Khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Câu 2: Các vùng có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với ngoại thương nước ta ở thời kỳ sau đổi mới
A. Thị trường buôn bán chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức WTO, ASEAN, NAFTA.
C. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng.
D. Có quan hệ buôn bán với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu 4: Sau đổi mới thị trường buôn bán của nước ta ngày càng được mở rộng theo hướng
A. đẩy mạnh thị trường Đông Nam Á.
B. đa dạng hóa đa phương hóa.
C. chú trọng thị trường Nga và các nước Đông Âu.
D. tiếp cận thị trường châu Mỹ châu Phi và Châu Đại Dương.
Câu 5: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng là do
A. Đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản.
B. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
C. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
D. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
Câu 6: Chuyển biến cơ bản của ngoại thương nước ta sau đổi mới về mặt quy mô xuất khẩu là
A. Tạo được nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
B. Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng.
C. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.
D. Có nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc.
Câu 7: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A. Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
B. Singapore, Trung Quốc, Hoa Kỳ.
C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ
Câu 8: Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải phản ánh.
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. Nhu cầu tiêu dùng tăng.
C. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. Người dân thích dùng hàng xa xỉ phẩm.
Câu 9: Hai di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam là
A. Vịnh Hạ Long và hồ Ba Bể.
B. Vịnh Hạ Long và Phong Nha Kẻ Bàng.
C. Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
D. Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Cúc Phương.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV cho Hs vẽ sơ đồ tư duy của bài học, Hs hoàn thành GV chấm nhanh 1 số sản phẩm
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Theo em Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có ý nghĩa như thế nào đến du lịch nước ta?
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu về vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.