Giáo án địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.
- Giải thích được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và ngành trồng trọt.
- Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở các vùng miền.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
- Vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về nền nông nghiệp.
- Ủng hộ sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo xu hướng CNH-HĐH.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: thấy được thế, mạnh, hạn chế trong nông nghiệp của cả nước, từng vùng, miền thực trạng và định hướng phát triển của ngành trong tương lai.
+ Năng lực học tập tại thực địa: xác định thế mạnh, hạn chế của địa phương trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp
+ Năng lực sử dụng bản đồ: so sánh sự phát triển nông nghiệp của các vùng, miền.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm ngành
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
+ Năng lực viết, trình bày báo cáo, thiết kế infographic,…
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Cập nhật thông tin, hình ảnh biểu đồ, lược đồ liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập, phiếu khảo sát, đánh giá phương pháp học.
- Các phụ lục đính kèm.
2. Chuẩn bị của HS
- Xem trước bài mới, sưu tầm các thông tin liên quan được giao
- Átlat Địa lí Việt Nam.
- Nghiên cứu các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, bảng biểu trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: Trong xu thế phát triển chung của đất nước, ngành nông nghiệp nước ta cũng có sự phát triển nhanh chóng về số lượng, chất lượng; cơ cấu và phân bố ngành nông nghiệp nước ta cũng đang có sự thay đổi cho ngày càng phù hợp hơn. Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy: Kể tên một số cây công nghiệp nổi tiếng Tây Nguyên? Vì sao Tây Nguyên lại có thể phát triển các loại cây công nghiệp đó?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời.
- Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Ngành trồng trọt
1. Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm cơ cấu ngành NN ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành.
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây LT, thực phẩm và cây CN chủ yếu.
- Đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, đàm thoại gợi mở.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm/ cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, biểu đồ Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình 22 trả lời:
+ Nhận xét tỉ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất NN.
+ Nhận xét về cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nước ta.
- HS quan sát hình 22 trả lời.
- GV chốt lại kiến thức.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hoạt động cá nhân: HS dựa vào kiến thức SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, phiếu học tập và kiến thức đã học hoàn thành các nội dung sau đây:
- Ở cả cây lương thực, cây ăn quả và công nghiệp hoàn thành các nội dung
+ Vai trò
+ Điều kiện thuận lợi
+ Điều kiện khó khăn
+ Diện tích
+ Năng suất, sản lượng
+ Phân bố
- HS dựa vào kiến thức SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, phiếu học tập và kiến thức đã học hoàn thành các nội dung.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Cây lương thực
+Nhóm 2: Cây ăn quả và công nghiệp
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1. Ngành trồng trọt:
- Ngành trồng trọt hiện nay chiếm gần 75% giá trị sản xuất NN.
- Giá trị sản xuất ngày càng cao do sự phát triển nhanh của ngành trồng trọt.
- Cơ cấu ngành đa dạng và đang có sự chuyển dịch: Tăng tỉ trọng của cây công nghiệp và rau đậu, giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và các cây khác. Cây lương thực vẫn chiếm vai trò chủ đạo (chiếm 52,9% năm 2005).

a. Sản xuất lương thực:
Nội dung Đặc điểm
Va

rò Đảm bảo lương thực cho hơn 80 triệu dân; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; là mặt hàng xuất khẩu; là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp
ĐK thuận lợi - Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hình... rất thuận lợi.
- Điều kiện KT-XH: Dân cư có kinh ngh
ệm SX, có thị trường tiêu thụ lớn, áp dụng KHKT..
ĐK khó khăn Thiên tai, sâu bệnh..
Diện
ích Tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ. Năm 2005 giảm do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản...
Năng suất, sản lượng Năng suất tăng đạt hơn 49 tạ/ha (2005); Sản lượng tăng nhanh đạt 36 triệu tấn (2005); Bình quân lương thực/người đạt khoảng 470 kg/người
năm 2005), xuất khẩu: 3-4 triệu tấn/năm.
Phân bố - Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH...
- Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)
b. Sản xuất cây thực phẩm (HS đọc sgk)
c.Sản xuất cây CN và cây ăn quả:
Nội dung Đặc điểm
Vai trò - Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩ

ĐK thuận lợi - Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp phân bố tập trung.
- Nguồn lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ rộng..
- Được đầu tư mạnh.
ĐK khó khăn Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng được
thị trường khó tính.
Tình hình sản xuất - Cây CN tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng (cụ thể từng loại trong sgk)
- Đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn.
- Có nhiều loại cây ăn quả
Phân bố - Cây CN lâu năm: Cà phê (Tây Nguyên); Cao su (ĐNB); hồ tiêu (T Nguyên), chè...
- Cây CN hàng năm: Mía đường (ĐBSCL); lạc ( BT Bộ); đậu tương...
- Cây ăn quả: ĐBSCL, Đông Nam Bộ...

Hoạt động 3: Ngành chăn nuôi
1. Mục tiêu:
- Biết được đặc điểm cơ cấu ngành NN ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành.
- Hiểu được sự phát triển và phân bố các ngành chăn nuôi chủ yếu.
- Đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, đàm thoại gợi mở.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm/ cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu, biểu đồ Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk, Alat Địa lí VN và hiểu biết thảo luận cặp trả lời các câu hỏi sau:
+ Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.
+ Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi.
+ Tình hình sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi
- HS dựa vào sgk, Alat Địa lí VN và hiểu biết thảo luận cặp trả lời các câu hỏi.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập thức 2. Ngành chăn nuôi:
- Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.
+ Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh…
- Xu hướng phát triển:
+ Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.
+ Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên SX hàng hóa
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.
a. Chăn nuôi lợn và gia cầm.
- Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.
- Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
(HS tự đọc)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 3, 4 trang 97 SGK các bài tập.
- Bước 2: GV hướng dẫn nhanh cách làm bài tập cho HS.
- Bước 3: Quy định thời gian và hình thức nộp sản phẩm, đồng thời yêu cầu HS chuẩn bị trước các dụng cụ cần thiết, tư liệu cho bài 23.
- Bước 4: GV đánh giá sản phẩm và nêu kết quả tự học của HS ở buổi học kế tiếp.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu hỏi Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
– Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, giảm bớt sự rủi ro.
– Các cây công nghiêp, cây ăn quả ở nước ta chủ yếu là cây nhiệt đới, ngoài ra còn cây cận nhiệt, như vậy đã góp phần tạo ra các sản phẩm đặc trưng có giá trị xuất khẩu.
– Các cây công nghiêp, cây ăn quả đã hình thành vùng chuyên canh, thúc đẩy SX NN hàng hóa theo quy mô lớn.
– Các cây CN ngắn ngày còn tạo điều kiện cho việc xen canh, luân canh.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Xem lại cách tính cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.