Giáo án địa lý 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư VN
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của đông dân, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí
- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta
2. Kĩ năng
- Khai Thác tư liệu từ video báo cáo sơ bộ về dân số
- Tính mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị và nông thôn
- Đọc bản đồ mật độ dân số, Phân tích biểu đồ dân số
- Viết báo cáo ngắn về dân số tại một điểm ở địa phương
3. Thái độ
- Tuyên truyền gia đình và người thân thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực học tập tại thực địa
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
+ Năng lực đóng vai.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy chiếu, giáo án powerpoint
- Bộ tranh ảnh về các dân tộc VN
- Giấy A2, bút mực đậm màu, nam châm bảng.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, atlat
- Tranh ảnh về các dân tộc VN (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV sẽ đọc lần lượt các câu hỏi được GV sắp xếp theo theo logic. Lần lượt sau mỗi câu hỏi GV dùng thẻ lớp để rút thăm người trả lời.
BỘ CÂU HỎI
1. Em biết gì về ngày 1 tháng 4? (Có thể có HS trả lời là ngày “cá tháng tư” – GV có thể linh hoạt kể một tình huống vui về ngày này. Nhưng, cần chú ý linh hoạt, không nên để HS dẫn lạc chủ đề)
2. Ngày này (điều tra dân số VN) được thực hiện bao lâu một lần? (Điều 29 của Luật Thống kê: 10 năm thực hiện 1 lần. Sau năm 1975 thực hiện các năm 1979 – 1989 – 1999 – 2009 – 2019).
3. Tại sao chúng ta phải thực hiện đều đặn điều tra dân số các đợt như thế?
Em biết dân số nước ta năm 2019 là bao nhiêu không? dự đoán dân số nước ta vào đến ngày 1/4/2029 sẽ như thế nào?
Dân số chính là nguồn nhân lực quan trọng cùng với phương thức sản xuất quyết định cho sự phát triển kt-xh của quốc gia. Điều tra dân số để phục vụ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phân tích và dự báo tình hình phát triển dân số; phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn; xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.
3. Em thử đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng đó?
- Bước 2: HS suy nghĩ và note trong vòng 1 phút
- Bước 3: tiến hành Hỏi/Đáp.
- Bước 4: GV đánh giá và vào bài mới
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm dân số (25 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư VN
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của đông dân, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí.
- Phân tích biểu đồ dân số.
- Khai thác tư liệu dân số trên video.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/kỹ thuật khăn trải bàn.
3. Phương tiện
- Giấy A2, bút mực đậm màu.
- Phiếu chấm điểm nhóm.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau
- Chứng minh nước ta là một nước đông dân? Dân cư đông ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
- Chứng minh nước ta có nhiều thành phần dân tộc? Nhiều thành phần dân tộc
ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội
- HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
Bước 2
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, hướng dẫn HS khai thác Atlat trang 15 và bổ sung
+ 1.11.2013, Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu.
+ 18/12/2017, dân số Việt Nam là 95.585.383 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
- Số dân nước ta là 84,156 triệu người (2006)
+ Thuận lợi:
• Nguồn lao động dồi dào.
• Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn:
Trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Nước ta có 54 dân tộc : dân tộc kinh chiếm 86,2% dân số.
- Ngoài ra còn 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài
+ Thuận lợi:
• Các dân tộc đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, nếp sống tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
• Tuyệt đại bộ phận người Việt luôn hướng về Tổ Quốc và đang đóng góp cho xây dựng, phát triển quê hương.
+Khó khăn: ngôn ngữ, chênh lệch về trình độ phát triển…

Hoạt động 2: Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
1. Mục tiêu:
- Chứng minh và giải thích được những đặc điểm cơ bản của DS nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của vấn đề dân số.
- Khai thác kênh chữ, biểu đồ ở sgk, Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam gđ 1960-2007, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và quan sát biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam gđ 1960-2007 trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam, hình 16.1 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhận xét về sự gia tăng dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta?
+ Sựa gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội, môi trường?
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và quan sát biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam gđ 1960-2007 trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam, hình 16.1 để trả lời các câu hỏi.
Bước 2:
- GV nhận xét chuẩn kiến thức và bổ sung: Nước ta có sự bùng nổ dân số vào nửa cuối những năm 90 của TK XX, diễn ra có sự khác nhau giữa mỗi vùng mỗi dân tộc.
- HS dựa vào bảng số liệu 16.1/SGK và tháp dân số Atlat trang 15 để nhận xét
Bước 3
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 16.1/SGK và tháp dân số Atlat trang 15 hãy nhận xét cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta?
- GV nhận xét chuẩn kiến thức va bổ sung: Hiện nay nước ta đang bước vào cơ cấu dân số vàng, cần tận dụng tốt cơ hội để đưa nền kinh tế phát triển. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
- Dân số nước ta tăng nhanh: đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ XX=> bùng nổ dân số, mỗi năm dân số tăng thêm 1 triệu người.
+ Tỉ suất gia tăng ds không ổn định qua các thời kì. Hiện nay mức gia tăng ds có giảm nhưng chậm,
+ Gia tăng ds nhanh tạo nên sức ép rất lớn đối với pt kt-xh, bảo vệ TNMT và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nước ta có kết cấu dân số trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng theo hướng tăng tỉ trọng của tuổi 60 trở lên.

Hoạt động 3: Phân bố dân cư chưa hợp lí:
1. Mục tiêu:
- Chứng minh và giải thích được sự phân bố dân cư nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của sự phân bố dân cư nước ta.
- Khai thác kênh chữ, biểu đồ ở sgk, Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/thảo luận.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GVVÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân hãy cho biết mật độ dân số nước ta năm 2006? Theo em dân số trong cả nước có sự phân bố đồng đều không?
- HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 3, bảng 16.2, 16.3, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung sau:
+ Chứng minh dân số phân bố không đều giữa đồng bằng, trung du miền núi?
+ Chứng minh dân số phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
+ Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều
+ Sự phân bố dân cư ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
- HS đọc SGK mục 3, bảng 16.2, 16.3, Alat Địa lí Việt Nam trang 15, kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Chứng minh dân số phân bố không đều giữa đồng bằng, trung du miền núi.
+ Nhóm 2: Chứng minh dân số phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn.
+ Nhóm 3: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều.
+ Nhóm 4: Hệ quả của sự phân bố dân cư không đều.
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí:
Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 254 người/km2
a. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Ở đồng bằng: tập trung 75% dân số, mật độ ds cao.
- Ở TDMN: chiếm 25% ds, mật độ ds thấp.
b. Giữa thành thị và nông thôn.
- Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 70,9%, thành thị chỉ chiếm 29,6% (2009)
- Dân số thành thị đang có xu hướng tăng nhưng còn chậm.
* Nguyên nhân: do điều kiện TN, điều kiện KT-XH, lịch sử khai thác lãnh thổ …
* Hậu quả.
- Sử dụng lao động lãng phí, không hợp lí, nơi thừa, nơi thiếu.
- Khai thác không triệt để tiềm năng của mỗi vùng.

Hoạt động 4: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:
1. Mục tiêu:
- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cẩu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết cá nhân hãy nêu các chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.
- HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức. 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn
và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV hướng dẫn chơi
+ GV lần lượt trình chiếu các câu hỏi, HS giơ tay lấy quyền trả lời. Sau hiệu lệnh, ai giơ tay nhanh nhất được trả lời.
+ Phần thưởng: 1 cuốn giấy note.
- Bước 2: Tiến hành trò chơi.
- Bước 3 GV tổng kết và trao thưởng.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
● GV gợi ý nội dung báo cáo:
- Đơn vị điều tra: ấp, tổ, xóm…
- Thời gian điều tra:
- Tình hình dân số: tổng quy mô dân số, tình hình gia tăng, cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu lao động, số người bỏ học, tuổi thọ trung bình, có bao nhiêu gia đình vi phạm kế hoạch hóa gia đình? vv…
- Phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số trong 5 năm sau.
- Đề xuất các giải pháp phát triển dân số và giải quyết việc làm cho dân cư.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 17: Tìm hiểu các bài báo viết về tình trạng nguồn lao động và vấn đề ở nước ta hiện nay.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.