Bài 40. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tiềm năng, sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ:
- Phân tích được những tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
2. Kĩ năng
- Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra các nhận xét cần thiết.
- Biết cách viết và trình bày một báo cáo về ngành kinh tế của một vùng nhất định.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ về sự tác động của ngành khai thác khoáng sản có tác động lớn đối với môi trường và các ngành dịch vụ du lịch. Nhất là ngành khai thác dầu khí rất nhạy cảm với môi trường biển cũng như du lịch biển.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực viết báo cáo.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ.
- Atlat địa lí VN
2. Chuẩn bị của HS
- Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ.
- Atlat địa lí VN
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công và chuẩn bị báo cáo, thuyết trình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV treo (chiếu) lược đồ câm ĐNB lên bảng và phổ biến luật chơi
● Cả lớp gấp toàn bộ sách, tập, atlat và tắt phương tiện có kết nối internet.
● GV bốc thăm ngẫu nhiên số thứ tự HS 1 lượt khoảng 5 em.
● 5 HS có STT được bốc thăm ngẫu nhiên lên bảng cầm theo bút và giấy nháp.
● Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” tất cả 5 em sẽ ghi tên các địa danh theo vị trí đánh số tương ứng trên lược đồ vào giấy nháp.
● Thời gian hoàn thành 1 phút.
● HS nào ghi đúng nhiều nhất, nhanh nhất sẽ thắng (GV có thể cho điểm vào cột miệng)
- Bước 2: GV tiến hành cho HS chơi
- Bước 3: GV tổng kết và dẫn nhập vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: LÀM BÀI TẬP 1 (18 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được tiềm năng, sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí của Đông Nam Bộ.
- Phân tích được những tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
- Hoàn thành báo cáo ngắn về sự phát triển ngành dầu khí ở ĐNB
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện
- Máy chiếu, Atlat, BSL mới.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ
● GV chia 8 nhóm.
● Nhiệm vụ: Tham khảo mục d/tr181/SGK, BSL giáo viên cung cấp, khả năng hiểu biết của các thành viên thảo luận và viết báo cáo
● Thời gian hoàn thành (thảo luận + viết báo cáo) là 20 phút.
Biểu đồ: sản lượng khai thác dầu thô, khai thác khí (phụ lục)
- Bước 2: HS gộp nhóm (theo chỉ định của GV) và tiến hành thảo luận theo vòng tròn (Mỗi cá nhân đưa ra ý kiến, nhóm trưởng điều phối, thư ký tổng hợp và viết báo cáo).
- Bước 3: GV thu sản phẩm (về nhà ghi nhận xét và cho điểm nhóm) 1) Tiềm năng dầu khí của vùng:
Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500 nghìn km2, trải rộng khắp vùng biển, bao gồm các bể trầm tích:
- Bể trầm tích sông Hồng.
- Bể trầm tích Trung Bộ.
- Bể trầm tích Cửu Long.
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
- Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở Đông Nam Bộ được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về khí.
Bồn trũng Cửu Long hiện đang có một số mỏ dầu khí đang được khai thác:
+ Hồng Ngọc (Ruby)
+ Rạng Đông (Dawn).
+ Bạch Hổ (White Tiger)
+ Rồng (Dragon).
+ Sư tử đen, sư tử vàng.
+ Hàng loạt các mỏ dầu khí khác ở vùng lân cận,...
- Bồn trũng Nam Côn Sơn
+ Mỏ Đại Hùng (Big Bear),
+ Mỏ khí Lan Đỏ.
+ Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác.
2) Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:
- Từ năm 1967-1970 bắt đầu TK-TD dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. - Sau khi được thành lập (ngày 03/09/1975) Tổng cục Dầu Khí Việt Nam đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò từ bể An Châu, vùng trũng Hà Nội đến Đồng bằng sông Cửu Long và trên thềm lục địa phía Nam.
- Tính đến 01/01/2012 đã phát hiện trên 70 mỏ dầu khí, chủ yếu ở thềm lục địa đến 200 m nước, trong đó: + Một loạt mỏ như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Ruby, cụm mỏ Sư Tử, Cá Ngừ Vàng, Đồi mồi,Tê Giác Trắng, Đại Hùng, Rồng Đôi, Lan Tây - Lan Đỏ, Cái Nước, Sông Đốc… đã được đưa vào khai thác với tổng sản lượng dầu đã khai thác trên 283 triệu tấn và gần 72 tỷ m3 khí. + Một số mỏ khác ở bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn và bể Malay-Thổ chu chuẩn bị đưa vào khai thác.
- Đến thời điểm 01/01/2012 HSTHDK đã đạt tới 32,87%. Đã khai thác bổ sung được khoảng 75 triệu tấn dầu. Lợi nhuận mang lại, nhờ áp dụng giải pháp này, khoảng hơn 15 tỷ USD (giá dầu trung bình 300,8 USD/tấn – 39,6 USD/th).
- Các hoạt động chủ yếu của ngành dầu khí; Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; Chế biến dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí.
3) Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
- Ngoài việc khai thác dầu thô và khí đốt, còn có khí đồng hành. Từ năm 1995 khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa về phục vụ nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí Bà Rịa. Sản xuất khí đốt hóa lỏng, phân bón, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/ năm.
- Kèm theo các dịch vụ dầu khí như vận chuyển,..
- Sự phát triển công nghiệp dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế của vùng và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt giải quyết đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
HOẠT ĐỘNG 2: LÀM BÀI TẬP 2 (15 phút)
1. Mục tiêu
- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
- Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ từ 1995 - 2005.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Cá nhân
3. Phương tiện
- Đồ dùng học tập cá nhân
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của đề bài. Chú ý từ khóa “phân theo” và số mốc thời gian ngắn (chỉ 2 năm 1995 và 2005) để xác định dạng biểu đồ phù hợp.
Bước 2: GV hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện bài thực hành:
- Tính bán kính hình tròn (Đã hướng dẫn bài thực hành trước).
- Xử lí số liệu: Tổ 1 và 3 tính cơ cấu công nghiệp năm 1995, tổ 2 và 4 tính cơ cấu năm 2005.
Bước 3: Cá nhân HS vẽ biểu đồ vào vở và nêu nhận xét.
Bước 4: GV chọn ngẫu nhiên một vài bài của HS để kiểm tra, đánh giá. * Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch: cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo là khu vực Nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước.
- So với năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2005 tăng gấp 3,95 lần (từ 50.508 tỉ đồng năm 1995 lên 199.622 tỉ đồng năm 2005).
+ Khu vực Nhà nước tăng gấp 2,45 lần (từ 19.607 tỉ đồng năm 1995 lên 48.58 tỉ đồng năm 2005), thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Tỉ trọng giảm khá mạnh (14,7%)
+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng gấp 4,7 lần (từ 9.942 tỉ đồng năm 1995 lên 46.738 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần). Tỉ trọng tăng (3,7%)
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất gấp 5,0 lần (từ 20.959 tỉ đồng năm 1995 lên 104.826 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Tỉ trọng tăng khá cao (11,0%)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV đưa ra chủ đề “phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí ở ĐNB”
● Câu hỏi: Em có những đề xuất gì trong khai thác ngành công nghiệp dầu khí ở ĐNB phát triển bền vững”?
● Thời gian hoàn thành: 5 phút
- Bước 2: Cá nhân HS suy nghĩ và liệt kê các giải pháp (2 phút)
- Bước 3: GV yêu cầu cả lớp vo tròn lại và chỉ định 5 em bên phải ném sang bên trái. Những bạn nhận được bóng tuyết phải đọc to các giải pháp đó và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- HS dọn giữ bóng tuyết
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 41.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long
Giáo án địa lý 12 bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:
Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.
- Hướng dẫn tải giáo án Địa lí 12 (Có xem trước)
- Giáo án địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Giáo án địa lý 12 bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Giáo án địa lý 12 bài 3: Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam
- Giáo án Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
- Giáo án địa lý 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Giáo án địa lý 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Giáo án địa lý 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Giáo án địa lý 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo)
- Giáo án địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Giáo án địa lý 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo)
- Giáo án địa lý 12 bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
- Giáo án địa lý 12 bài 14: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Giáo án địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Giáo án địa lý 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Giáo án địa lý 12 bài 17: Lao động và việc làm
- Giáo án địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa
- Giáo án địa lý 12 bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng
- Giáo án địa lý 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Giáo án Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Giáo án địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Giáo án địa lý 12 bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
- Giáo án Địa lý 12 bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
- Giáo án địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Giáo án địa lý bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Giáo án địa lý 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Giáo án địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Giáo án địa lý 12 bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Giáo án địa lý 12 bài 30: Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Giáo án địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
- Giáo án địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc bộ
- Giáo án địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
- Giáo án địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
- Giáo án địa lý bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ
- Giáo án địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- Giáo án địa lý 12 bài 38: Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giáo án địa lý 12 bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
- Giáo án địa lý 12 bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Giáo án địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tải giáo án Địa lí 12 theo công văn 5512
- Tải giáo án địa lý 12 kì 1 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
- Tải giáo án địa lý 12 kì 2 theo công văn 5512 (xem trước mẫu)
- Bộ tài liệu địa lí THPT dành cho giáo viên
Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12
Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.
Giải sách giáo khoa lớp 12
- Soạn văn 12 tập 1
- Soạn văn 12 tập 2
- Soạn văn 12 tập 1 giản lược
- Soạn văn 12 tập 2 giản lược
- Giải tích lớp 12
- Hình học lớp 12
- Hoá học 12
- Giải GDCD 12
- Giải sgk sinh học 12
- Lịch sử 12
- Giải sgk vật lí 12
- Địa lí 12
- Sgk tiếng Anh 12
- Tiếng Anh 12 - sách mới