Giáo án địa lý 12 bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 13. THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO
LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ, atlat tự nhiên Việt Nam.
- Điền được các đối tượng địa lí tự nhiên: các cánh cung núi chính, các dãy núi hướng TB-ĐN chính, các đỉnh núi cao > 1500m vào lược đồ đã vẽ ở bài thực hành số 3.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bản đồ sông ngòi, địa hình. Xác định đúng các địa danh trên
- Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi.
3. Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham gia XD và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực học tập tại thực địa; Năng lực sử dụng bản đồ; Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý; Năng lực vẽ lược đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ câm Việt Nam khổ A0
- Tên các cánh cung, dãy núi, cao nguyên, đỉnh núi, dòng sông như trong BT1, được đánh máy và cắt sẵn (phía sau có dán băng keo 2 mặt)
2. Chuẩn bị của HS
- SGK
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Lược đồ trống VN đã vẽ ở bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV yêu cầu 4 tổ thi đua nhau. Mỗi tổ cử 4 đội trưởng.
Luật chơi: GV sẽ đọc từng câu hỏi, khi đọc xong nghe hiệu lệnh “hết” thì các đội mới được trưởng giơ tay trả lời. Ai giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. Trả lời sai thì sẽ mất lượt tiếp theo. Trong thời gian 3 phút, tổ nào trả lời đúng nhiều câu nhất sẽ giành chiến thắng. Phần thưởng: 1 bịch kẹo thơm!
- Bước 2: Tiến hành trò chơi. GV cử lớp trưởng làm thư ký lên bảng ghi kết quả trong quá trình chơi và hỗ trợ GV quan sát.
CÂU HỎI
1. Thơ rằng:
"Nước Nam do Vua Nam trông,
Rõ ràng định giới ở trong sách trời.
Cớ sao bây dám cãi lời,
Mang quân xâm lược để rồi mạng vong."
Sông nào bên đục bên trong? (Sông Thương)
Sông nào nước chảy ngược dòng lạ chưa? (Sông Kì Cùng)
2. Sông nào có màu? (Sông Hồng)
3. Sông gì có vó bờm? (Sông Mã)
4. Sông gì mang tên đội bóng? (sông Lam hay sông Cả)
5. Sông gì có nước mắt? (Sông Nhật Lệ)
6. Sông nào sóng nước hữu tình. Ngát thơm xứ Huế thần kinh mơ màng? (Sông Hương)
7. Sông nào lạnh lẽo tâm can
chảy qua Đà Nẵng Quảng Nam trung phần?
(Sông Hàn)
8. Sông gì tên con số? (Sông Ba)
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA CÁC DÃY NÚI, ĐỈNH NÚI, DÒNG SÔNG TRÊN BẢN ĐỒ
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN (25 phút)
1. Mục tiêu
- Đặt đúng vị trí của 9 dãy núi, 4 cao nguyên đá vôi, 6 cao nguyên bazan, 11 đỉnh núi, 14 dòng sông vào lược đồ câm.
- Có kỹ năng quan sát tốt, phản xạ nhanh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi, làm việc nhóm.
3. Phương tiện
- Lược đồ câm Việt Nam khổ A0
- Atlat
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV treo lược đồ câm lên bảng và giao bộ tên các địa danh cho 4 tổ:
+ Tổ 1: Bộ các dãy núi
+ Tổ 2: Bộ các cao nguyên
+ Tổ 3: Bộ các đỉnh núi
+ Tổ 4: Bộ các dòng sông
- Bước 2: GV triển khai luật chơi “Ai nhanh nhất”
+ Thời gian 15 phút
+ Lần lượt các tổ cử một thành viên lấy một địa danh lên dán trên lược đồ câm. Dán xong chạy về cho thành viên tiếp theo đến hết. Tổ nào hoàn thành trước và đúng nhiều nhất, tổ đó thắng. Phần thưởng là điểm thực hành chung cả tổ theo thứ tự giảm dần trên thang 10Đ. Các tổ được xem atlat để hỗ trợ.
- Bước 3: Các tổ tiến hành chơi.
- Bước 4: Tổng kết và trao giải. - Xác định trên bản đồ
HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG (10 phút)
1. Mục tiêu
- HS nhớ được vị trí các dãy núi và đỉnh núi, dòng sông trên lược đồ Việt Nam.
- HS điền được trong lược đồ câm giấy A4 đã vẽ ở bài thực hành số 3, các đối tượng:
+ 4 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ 5 dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Cá nhân
3. Phương tiện
- Lược đồ câm giấy A4 đã vẽ ở bài thực hành số 3.
- Atlat
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS chuẩn bị lên bàn lược đồ câm A4, viết chì, gôm tẩy, viết mực và bấm thời gian.
- Bước 2: HS tiến hành vẽ các đối tượng yêu cầu lên lược đồ câm.
- Bước 3: Hết giờ, GV thu lại về nhà chấm và ghi nhận, tiết sau trả lại. điền tên trên lược đồ
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS kể tên các bài hát có một địa danh bất kì của nước ta. Hát 1 đoạn của bài hát đó.
- Bước 2: HS lên thể hiện.
- Bước 3: Cả lớp vỗ tay tán thưởng!

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Yêu cầu HS hoàn thành lược đồ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- GV cho HS xem lược đồ mình đã vẽ (nếu có) cho HS quan sát và ngưỡng mộ!
- GV giao nhiệm vụ bài mới.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.