BÀI 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm 3 đai cao.
- So sánh đặc điểm tự nhiên của 3 miền địa lí và đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của từng miền trong sử dụng tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để trình bày được đặc điểm 3 đai cao và 3 miền địa lý tự nhiên.
- Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam
- Giải thích được sự phân hoá tự nhiên theo độ cao, 3 miền tự nhiên
3. Thái độ
- Sự hình thành 3 đai cao trước hết do sự thay đổi khí hậu theo độ cao, sau đó là sự khác nhau về thổ nhưỡng và sinh vật... Đây là cơ sở thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học.
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với tài nguyên thiên nhiên đất nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học - giải quyết vấn đề - lực sáng tạo - quản lý - giao tiếp - sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh; thực địa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam; Atlat địa lí Việt Nam; Tranh ảnh về thiên nhiên Việt Nam; Lược đồ 3 đai cao; Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị bài mới; Atlat; hình ảnh sưu tầm (về động vật, thực vật... của miền Bắc và miền Nam VN).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV nêu thể lệ kỹ thuật “tia chớp”.
Vấn đề cô đưa ra có 3 ý:
● Ý 1: Cô sẽ chỉ định một bạn bất kỳ trả lời.
● Ý 2: Sau khi bạn trả lời ý 1 xong, bạn phía sau trả lời một nguyên nhân của ý thứ 2, rồi tiếp tục cô sẽ chỉ tiếp các bạn bất kỳ khác trả lời nguyên nhân tiếp theo. Lưu ý, bạn sau trả lời không được trùng ý bạn trước.
● Ý 3: Cách thức giống như trả lời ý 2, mỗi bạn sẽ kể một loại nông sản ở ĐL, bạn kể sau không được trùng bạn trước.
- Bước 2: Tiến hành hỏi/đáp
- Bước 3: GV đánh giá và dẫn nhập vào bài mới.
“Như vậy, ngoài phân hóa theo B-N, Đ-T thì thiên nhiên nước ta còn phân hóa theo độ cao. Cụ thể, thiên nhiên nước ta phân hóa mấy đai cao? Đặc điểm khí hậu, đất đai, sinh vật mỗi đai khác nhau như thế nào? Tại sao có sự phân hóa như vậy? chúng ta đi vào tìm hiểu mục 3 - bài 12 ….”
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO (12 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết được thiên nhiên phân hóa theo 3 đai cao.
+ Giải thích được nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao.
- Kỹ năng: vẽ sơ đồ tư duy; thuyết trình.
- Thái độ: khơi niềm say mê, nghiên cứu ứng dụng tự nhiên.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/Lược đồ tư duy.
3. Phương tiện
- SGK; Atlat địa lý VN; Lược đồ 3 đai cao; 3 tờ giấy A2 (hoặc lịch treo tường cũ); bút lông nhiều màu.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 3, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học kết hợp với phiếu học tập để hoàn thành các nội dung sau
Ở mỗi đại độ cao tìm hiểu các nội dung
+ Độ cao
+ Khí hậu
+ Đất
+ Sinh vật
- HS đọc SGK mục 3, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học kết hợp với phiếu học tập để hoàn thành các nội dung
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo về đai nhiệt đới gió mùa
+ Nhóm 2: báo cáo về đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
+ Nhóm 3: báo cáo về đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao:
Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
a. Đai nhiệt đới gió mùa :
- Độ cao:
+Miền Bắc dưới 600-700m
+Miền Nam 900-1000m.
- Khí hậu: Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt.
- Thổ nhưỡng:
+Nhóm đất phù sa chiếm 24%diện tích.
+Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp >60% diện tích: feralit đỏ vàng,nâu đỏ.
- Sinh vật :
+Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với 3 tầng cây gỗ, động vật đa dạng.
+Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh ,rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
- Độ cao:
+ Miền Bắc 600-700m lên đến 2600m.
+Miền Nam 900-100m lên 2600m.
- Khí hậu : mát mẻ , mưa nhiều , độ ẩm tăng.
+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m hình thành rừng cận nhiệt đới lá rộng
và lá kim trên đất fealit có mùn.
+>1600-1700m hình thành đất mùn rừng phát triển kém đã xuất hiện các loài cây ôn đới .
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Độ cao từ 2600m trở lên .
- Khí hậu: có tính chất khí hậu ôn đới ( t0<50C _ <150C)
- Thổ nhưỡng: chủ yếu đất mùn thô.
- Sinh vật: các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN (20 phút)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm 3 miền tự nhiên từ đó biết đánh giá những khó khăn trong sử dụng tự nhiên của từng miền.
- Kỹ năng: Khai thác bản đồ, atlat, kênh chữ SGK.
- Thái độ: hợp tác tích cực trong làm việc nhóm.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP Thảo luận nhóm/Thuyết trình.
3. Phương tiện
- SGK; Atlat địa lý VN; 6 Phiếu học tập.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia 6 nhóm chuyên gia.
Nhiệm vụ: các nhóm dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và SGK hoàn thành phiếu học tập.
+ Nhóm 1, 2: tìm hiểu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
+ Nhóm 3, 4: tìm hiểu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Nhóm 5, 6: tìm hiểu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Bước 2: HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập với cấu trúc
- Bước 3: GV rút thăm ngẫu nhiên đại diện các nhóm trình bày, nhóm còn lại bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét và các nhóm tự chấm điểm lẫn nhau. 4. Các miền địa lí tự nhiên
(bảng)
Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc Và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi - Vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và đồng bằng sông Hồng. - Vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. - Từ 160B trở vào cực Nam lãnh thổ.
Địa chất - Cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (TQ), địa hình tương đối ổn định.
- Tân kiến tạo nâng yếu. - Cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (TQ). Địa hình chưa ổn định, Tân kiến tạo nâng mạnh. - Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m, có nhiều núi đá vôi, hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng. - Địa hình cao nhất nước với độ dốc lớn, hướng chủ yếu là TB - ĐN với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. - Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên.
- Đồng bằng Nam bộ thấp, phẳng và mở rộng.
Khoáng sản - Giàu khoáng sản: than, sắt, … - Có đất hiếm, sắt, crôm, titan, … - Dầu khí có trữ lượng lớn, bôxit, …
Khí hậu - Mùa đông lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng và mưa nhiều. - Không có mùa đông lạnh, … - Phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi - Dày đặc, chảy theo hướng TB - ĐN và vòng cung. - Có độ dốc lớn, chảy theo hướng TB -ĐN và Tây - Đông là chủ yếu. - Dày đặc, nhất là vùng Đb. Nam Bộ.
Sinh vật - Nhiệt đới và á nhiệt đới, ôn đới. - Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. - Nhiệt đới, cận Xích đạo và Xích đạo.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Giữ nguyên 6 nhóm cũ.
+ Nhiệm vụ: Hoàn thành sơ đồ tư duy trong thời gian 5 phút, với các tiêu chí:
● Có tên nhóm và tên các thành viên.
● Đủ nội dung, sắp xếp logic, hợp lí.
● Trình bày đẹp, có trang trí.
- Bước 2: Nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: GV thu sản phẩm về nhà đánh giá, tiết sau trả lại.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng:
Câu 1: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc phân bố tới độ cao
A. từ 0 đến 600-700m. B. từ 0 đến 900 -1000m.
C. từ 700 đến 2600m. D. từ1000 đến 2600m.
Câu 2: Đặc trưng của khí hậu đai ôn đới gió mùa trên núi là
A. khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C.
B. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C.
C. khí hậu ôn đới lạnh, quanh năm nhiệt độ dưới 00C.
D. khí hậu ôn đới gió mùa, quanh năm nhiệt độ dưới 100C.
Câu 3: Nhóm đất có diện tích lớn trên đai nhiệt đới gió mùa chân núi là
A. đất phù sa. B. đất feralit. C. đất feralit vùng đồi núi thấp. D. đất mùn núi cao.
Câu 4: Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa. Đó là khó khăn của vùng miền nào?
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Miền Nam Trung Bộ.
C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Miền Nam Bộ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Xem trước bài 13, chuẩn bị lược đồ câm Việt Nam trên giấy A4 ( đã vẽ ở bài 3)