Giáo án địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 1. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được lí do đổi mới
- Đánh giá một số thành tựu và thử thách của nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất giải pháp phát triển đất nước trong bối cảnh mới
- Phân tích tác động của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đối mới phát triển đất nước.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng khai thác tri thức từ bảng số liệu và biểu đồ
- Kĩ năng hùng biện
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Trân trọng các thành tựu mà đất nước đạt được sau hơn 30 năm đổi mới
- Lên án các hành vi phá học công cuộc xây dựng đất nước
- Hưởng ứng các định hướng, chiến lược đúng đắn trong giai đoạn hiện nay
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ - giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng biểu đồ, lược đồ, clip
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bảng số liệu, biểu đồ về các thành tựu
- Clip đổi mới
- Một số hình ảnh, tư liệu về hội nhập.
2. Chuẩn bị của HS
- Nội dung bài học.
- Thiết bị điện tử
- Nghiên cứu tài liệu qua yêu cầu (bài báo, clip…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV nêu các câu hỏi định hướng
+ Thế nào là đổi mới?
+ Đất nước ta trước và sau đổi mới có sự thay đổi như thế nào?
- Bước 2: GV chiếu đoạn video
- Bước 3: HS ghi nhận các đáp án qua video để trả lời các câu hỏi của GV. GV gọi ngẫu nhiên các HS để thu thập thông tin, từ đó dẫn dắt vào bài và biến nó trở thành nội dung bài học
- Bước 4: Có thể yêu cầu HS liên hệ với câu chuyện của cha mẹ - ông bà về thời kì bao cấp. Giới thiệu một số hình ảnh thời kì này.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (15 phút)
* Mục tiêu:
- Giải thích được lí do đất nước phải tiến hành đổi mới
- Đánh giá các thành tựu đất nước sau đổi mới và thách thức hiện nay của đất nước
- Trân trọng các thành tựu mà đất nước đạt được sau hơn 30 năm đổi mới
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Khăn trải bàn
- Ổ bi
* Phương tiện: Giấy note/bảng nhóm
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo gợi ý:
+ HS suy nghĩ 1 phút về ý 1 nguyên nhân đổi mới
+ HS chia sẻ trong nhóm, thư kí ghi nhận thông tin trong bảng nhóm
+ Dán phần giấy note làm việc cá nhân vào các góc vị trí ngồi tương ứng
1. Tại sao đất nước ta cần phải đổi mới
2. Dựa vào SGK, hãy ghi ra 3 xu thế của đổi mới
3. Lấy ví dụ cho 1 biểu hiện của 1 xu thế
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS
Bước 3: HS trả lời nguyên nhân theo vòng tròn (thực trạng đất nước và xu thế TCH của thế giới). GV ghi ý chính lên bảng theo cấu trúc bài học
GV nhấn mạnh:
+ Dân chủ thể hiện trong kinh doanh thấy rất rõ
+ Nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã và đang phát huy các vai trò tích cực
+ Hợp tác với các nước là biểu hiện rõ của xu thế Toàn cầu hóa
Bước 4: HS tìm hiểu các thành tựu và thách thức
Bước 5: HS nêu nhanh các thành tựu và thách thức, GV có thể chiếu một số thông tin bổ sung nhằm nhấn mạnh một số điểm cơ bản 1. Công cuộc đổi mới
a. Bối cảnh
- Ngày 30 - 4 - 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp.
- Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài ở mức 3 con số.
b. Diễn biến
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Năm 1986 thực sự đổi mới.
- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu (gộp chung thành tựu mục 2)
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999; 8,4% năm 2005; năm 2018 là 7,08%).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, VN xuất khẩu một số mặt hàng khá lớn (gạo, cà phê, cao su, tiêu, dệt may …)
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC (12 phút)
* Mục tiêu
- Mô tả được bối cảnh kinh tế thế giới và cho ví dụ về hợp tác của Việt Nam với các nước
- Lí giải ngắn gọn nhu cầu của hợp tác
- Đánh giá một số cơ hội và thách thức của hội nhập
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi
* Phương tiện
- Hình ảnh, bút viết bảng
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV nêu thông tin trò chơi – Ai đúng hơn
+ Dựa theo hình ảnh, hãy ghi tên tổ chức kinh tế/hoạt động đối ngoại… đã học
+ Hợp tác với các nước sẽ mang đến cơ hội và thách thức như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trả lời trên bảng nhóm với các hình ảnh liên quan
Bước 3: HS thảo luận theo hình thức cặp đôi và chia sẻ nhanh trước lớp
Bước 4: GV khen ngợi HS và nhấn mạnh tác động của Toàn cầu hóa và vai trò HS trước cơ hội mới
- Có quan hệ ngoại giao: 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia.
- Quan hệ đối tác toàn diện với 13 quốc gia
- Quan hệ với LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. 2. Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95).
- Bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ năm 1995.
- Thành viên chính thức WTO tháng 1 năm 2007.
b. Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, VN xuất khẩu một số mặt hàng khá lớn (gạo, cà phê, cao su, tiêu, dệt may …)
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (8 phút)
* Mục tiêu:
- Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết 1 vấn đề thách thức lớn nhất hiện nay theo quan điểm và nhìn nhận của HS
- Phát triển tư duy phản biện của HS thông qua phần hùng biện và vấn đáp
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đóng vai
* Phương tiện: SGK
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: HS cùng đọc nội dung mục 3 trong SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi định hướng của GV:
1. Đâu là thách thức lớn nhất mà em quan tâm
2. Nếu là đại biểu quốc hội, em sẽ truyền đạt/giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhân dân và đất nước phát triển
3. Trình bày ý kiến trong vòng 1 phút
Bước 2: Hoạt động – TÔI LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
+ HS hùng biện trong 1 phút
+ Thể hiện vấn đề và tập trung vào giải pháp thiết thực
+ HS dưới lớp theo dõi và phản biện trong 30s
+ Đại biểu phản hồi trong 30s
Bước 3: GV yêu cầu HS chia sẻ thêm về các giải pháp cho các thách thức mà các em mong muốn giải quyết.
Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi, giáo dục các HS nhằm thúc đẩy lí tưởng của các em. GV cũng giới thiệu mục 3 là phần tham khảo, định hướng. 3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, chống tệ nạn xã hội

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- HS hoàn thiện, bổ sung thêm thông tin, tô màu trong 3 phút dựa theo sơ đồ đầu bài
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Liên hệ địa phương, tìm kiếm dẫn chứng cho kết quả của đổi mới.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- HS về nhà học bài, tìm hiểu và làm các câu hỏi trắc nghiệm của bài học.
- Mang theo Atlat Địa lí Việt Nam trong tiết học sau, bạn nào chưa có phải đi mua vì Atlat cần cho cả năm học và thi THPT quốc gia.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.