Câu 1: Đứng đầu các bộ là:
- A. Lạc Hầu
-
B. Lạc Tướng
- C. Bồ Chính
- D. Vua
Câu 2: Công cụ lao động của người tinh khôn vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây có đặc điểm gì nổi bật?
-
A. Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng
- B. Lười cuốc đá, được mài sắc cạnh, có hình thù rõ ràng.
- C. Lười cày đá, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù chưa rõ ràng.
- D. Rìu đá mài sắc, được màu sắc hai mặt, có hình thù rõ ràng.
Câu 3: Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
- A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.
-
B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.
- C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.
- D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.
Câu 4: Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43), quân ta phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh?
- A. Cuộc chiến đấu ở Mê Linh thất bại.
-
B. Cuộc chiến đấu ở Lãng Bạc thất bại.
- C. Cuộc chiến đấu ở Hát Môn thất bại.
- D. Cuộc chiến đấu ở Hợp Phố thất bại.
Câu 5: Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của nhà Lương đối với vùng Giao Châu là gì?
-
A. Hà khắc, bóc lột nặng nề
- B. Lỏng lẻo
- C. Tương đối nhân đạo
- D. Tạo điều kiện cho sản xuất Giao Châu phát triển
Câu 6: Cư dân Bắc Sơn sống ở:
- A. Ven suối
-
B. Hang động mái đá
- C. Biết làm nhà chòi bằng lá
- D. Sống ngoài trời
Câu 7: Ai là người được mệnh danh là Bố Cái Đại Vương?
- A. Phùng An
- B. Mai Thúc Loan
-
C. Phùng Hưng
- D. Phùng Hải
Câu 8: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là
-
A. Vạn Xuân.
- B. Đại Việt.
- C. Đại Cồ Việt.
- D. Đại Ngu.
Câu 9: Những trung tâm văn hóa lớn được hình thành đó là:
-
A. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn
- B. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai
- C. Đông Sơ, Sa Huỳnh
- D. Óc Eo, Sa Huỳnh
Câu 10: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
- A. Quân sĩ đông
- B. Vũ khí hiện đại
-
C. Lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm
- D. Biết trước được kế giặc.
Câu 11: Nghĩa quân Hai Bà Trưng toàn thắng sau khi:
- A. Làm chủ tình hình
-
B. Làm chủ Mê Linh, đánh chiếm Cổ Loa, Tuy Lâu
- C. Tô Định bỏ trốn
- D. Giết Tô Định
Câu 12: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
- A. Chùa Một Cột
- B. Chùa Tây Phương.
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn
- D. Cầu Trường Tiền
Câu 13: Nguyên nhân chính nào khiến chế độ thị tộc mẫu hệ chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy?
-
A. Do sự phân công lao động tự nhiên
- B. Do sự phát triển của công cụ lao động
- C. Do ảnh hưởng của quan niệm xã hội
- D. Do ảnh hưởng của tôn giáo nguyên thủy
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
- A. 238
-
B. 248
- C. 258
- D. 268
Câu 15: Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là
- A. Quang Đức
-
B. Thiên Đức
- C. Thuận Đức
- D. Khởi Đức
Câu 16: Nền văn hóa nào đã mở đầu thời đại kim khí ở Việt Nam?
-
A. văn hóa Phùng Nguyên
- B. văn hóa Sa Huỳnh
- C. văn hóa Óc Eo
- D. văn hóa Đông Sơn
Câu 17: Quần thể kiến trúc nào của cư dân Champa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
- A. Thành Cổ Loa.
- B. Hoàng thành Thăng Long.
-
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
- D. Kinh đô Champa.
Câu 18: So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước Âu Lạc như thế nào?
- A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau
- B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau
-
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn
- D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn
Câu 19: Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Lương là gì?
- A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta
- B. Sự lãnh đạo tài tình của Triệu Quang Phục
-
C. Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước
- D. Do có đường lối kháng chiến đúng đắn
Câu 20: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?
- A. Tiêu diệt nội phản
- B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch
- C. Dựa vào địa hình địa vật để đề ra đường lối đấu tranh
-
D. Thực hiện kế vườn không nhà trống