Câu 1: Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần?
- A. An Dương Vương
- B. Vua Hùng Vương
- C. Kinh Dương Vương
-
D. Thục Phán
Câu 2: Vua Hùng Vương chia đất nước thành mấy bộ:
- A. 10
- B. 13
- C. 14
-
D. 15
Câu 3: Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
- A. Hán
-
B. Lương
- C. Tùy
- D. Đường
Câu 4: Dấu tích nào của người tối cổ được phát hiện ở Việt Nam?
- A. những mảnh sọ.
-
B. răng, công cụ lao động,
- C. bộ xương.
- D. công cụ lao động
Câu 5: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích
- A. Trả thù cho Thi Sách
-
B. Trả thù nhà, đền nợ nước
- C. Rửa hận
- D. Trả thù riêng
Câu 6: Những trung tâm văn hóa lớn được hình thành từ khi nào?
- A. Thế kỷ VI đến thế kỷ II TCN
- B. Thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN
-
C. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN
- D. Thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN
Câu 7: Tên nước Vạn Xuân phản ánh khát vọng gì của Lý Bí?
-
A. Mong ước về một đất nước hùng cường, trường tồn
- B. Thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc của người Việt
- C. Thể hiện niềm tự hào dân tộc đối với phong kiến phương Bắc
- D. Khát vọng xây dựng nước Việt hùng mạnh hơn Trung Quốc
Câu 8: Khi nghe tin Hai Ba Trưng khởi nghĩa, nhà Hán đã có hành động gì?
- A. Giết hết những vị tướng bại trận.
- B. Lập tức sang xâm lược để chiếm lại.
-
C. Tích cực chuẩn bị để sang đàn áp nghĩa quân.
- D. Tấn công vào Hợp Phố.
Câu 9: Văn hoá Bắc Sơn ở sơ kì:
- A. Thời đại đá cũ
- B. Thời kì đồ sắt
-
C. Thời kì đồ đá mới
- D. Thời kì đồ đồng
Câu 10: Lý Nam Đế mất năm
-
A. 548
- B. 549
- C. 550
- D. 551
Câu 11: Quan lang là
- A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ
- B. con trai vua
-
C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi
- D. người đứng đầu một châu.
Câu 12: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
- A. Lâm Tượng
-
B. Chăm pa
- C. Lâm pa.
- D. Chăm Lâm
Câu 13: Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
- A. Lý Bí
- B. Khúc Thừa Dụ
-
C. Khúc Hạo
- D. Dương Đình Nghệ
Câu 14: Chế độ thị tộc mẫu hệ không mang đặc điểm nào sau đây?
- A. Những người có cùng huyết thống
- B. Sống quần tụ với nhau ở một khu vực nhất định
- C. Tôn thờ mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ
-
D. Người đàn ông đóng vai trò chính trong thị tộc
Câu 15: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
- A. Tình hình Trung Quốc không ổn định
-
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ
- C. Nền kinh tế không đáp ứng được đời sống nhân dân
- D. Nước ta nằm cách xa chính quyền trung ương phương Bắc
Câu 16: Nền sản xuất nông nghiệp lúa nước phát triển đã đặt ra yêu cầu gì đối với cuộc sống của con người?
-
A. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất
- B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
- C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.
- D. Phải du canh, du cư.
Câu 17: Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
- A. rất to và nhọn
-
B. đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.
- C. được lấy từ gỗ cây lim
- D. được lấy từ gỗ cây bạch đàn.
Câu 18: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?
-
A. So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch
- B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
- C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
- D. Người lãnh đạo không có tài năng.
Câu 19: Nhân dân Chăm theo
-
A. đạo Phật và đạo Bà La Môn
- B. Nho giáo và đạo Bà La Môn
- C. Phật giáo và Nho giáo
- D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn
Câu 20: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là
- A. Nho giáo được ra đời từ sớm.
-
B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là "Thiên tử " và có quyền quyết định tất cả.
- C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.
- D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.