Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc thế kỉ X (P2)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc thế kỉ X (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tại sao người Việt cổ lại sống tập trung trong các chiềng, chạ?

  • A. Yêu cầu trị thủy để bảo vệ sản xuất
  • B. Yêu cầu mở rộng địa bàn cư trú
  • C. Yêu cầu đoàn kết để chống lại sự xâm lấn của bộ lạc xung quanh
  • D. Do sự xuất hiện của gia đình phụ hệ

Câu 2: Rìu đá có vai mài rộng ra hai mặt hình dáng cân xứng được phát hiện ở niên đại nào?

  • A. 4000 - 3500
  • B. 4000
  • C. 3500
  • D. 4000 - 3000

Câu 3: Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì?

  • A. Đầu hàng nhà Lương
  • B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng
  • C. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục
  • D. Tự sát

Câu 4: Răng Người tối cổ ở

  • A. Cao Bằng
  • B. Lạng Sơn
  • C. Bắc Giang
  • D. Quảng Nam

Câu 5: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

  • A. Thôn xóm tiêu điều
  • B. Đất nước xơ xác
  • C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  • D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 6: Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?

  • A. Nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa mạnh mẽ.
  • B. Tầng lớp nô lệ và tư sản ngày càng tăng.
  • C. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực.
  • D. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực. 

Câu 7: Nguyên liệu chính tạo ra công cụ lao động của người nguyên thủy là?

  • A. Đá
  • B. Gỗ
  • C. Xương
  • D. Kim khí

Câu 8: Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi? 

  • A. Khúc Hạo
  • B. Khúc Thừa Mĩ
  • C. Dương Đình Nghệ
  • D. Ngô Quyền

Câu 9: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hòan cảnh?

  • A. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo
  • B. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt
  • C. Nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
  • D. A, B, C

Câu 10: Thời nhà Đường, vùng Giao Châu được đổi tên thành?

  • A. Giao Chỉ
  • B. An Nam đô hộ phủ
  • C. Nam Việt
  • D. Ái Châu

Câu 11: Vì sao núi rừng rậm rạp, nhiều hang động, mái đá và khí hậu ấm lại thuận lợi cho người tối cổ sinh sống từ sớm?

  • A. Trình độ sản xuất thấp, con người sống phụ thuộc vào tự nhiên
  • B. Hoạt động sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi
  • C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi trồng lúa nước
  • D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã. 

Câu 12: Vì sao nhà nước mới được thành lập sau cuộc kháng chiến chống Tần lại gọi là Âu Lạc?

  • A. Hợp nhất vùng đất của 2 bộ lạc Tây Âu, Lạc Việt.
  • B. Là tên của thủ lĩnh Tây Âu.
  • C. Là tên của thủ lĩnh Lạc Việt
  • D. Là tên của 1 bộ lạc tham gia cuộc kháng chiến

Câu 13: Năm 192 – 193 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong lịch sử Việt Nam?  

  • A. Nhân dân Nhật Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi
  • B. Nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền
  • C. Bộ lạc Cau và Dừa kết hợp với nhau nổi dậy giành chính quyền
  • D. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy

Câu 14: Hai phát minh quan trọng tạo ra bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của cư dân thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc là gì?

  • A. Làm đồ gốm và đúc đồng.
  • B. Kĩ thuật mài đá và luyện kim.
  • C. Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
  • D. Trồng trọt và chăn nuôi

Câu 15: Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?  

  • A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường
  • B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với nhà Đường
  • C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn
  • D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường

Câu 16: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?  

  • A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
  • B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
  • C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
  • D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.

Câu 17: Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là  

  • A. Tiền Ngô Vương
  • B. Mai Hắc Đế
  • C. Hoài Vũ Vương
  • D. Dạ Trạch Vương

Câu 18: An Nam đô hộ phủ là tên gọi của nước ta dưới ách thống trị của triều đại phong kiến nào?

  • A. nhà Lương
  • B. nhà Hán
  • C. nhà Đường
  • D. nhà Tùy

Câu 19: Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là  

  • A. thủ công nghiệp.
  • B. thương nghiệp.
  • C. nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. công thương nghiệp hàng hóa.

Câu 20: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”  

  • A. Tiền Ngô Vương ……. của nước Việt ta ……… người phương Bắc
  • B. Ngô Quyền ………của mình………quân Hán
  • C. Quân giặc …………chưa được bao lâu……. quân ta
  • D. Dương Đình Nghệ ………của nước ta………người Trung Quốc

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THỂ KỈ X

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ