Câu 1: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?
-
A. Nguyễn Nguyên Hồng
- B. Nguyễn Hồng.
- C. Hồng Nguyên
- D. Nguyên Hồng
Câu 2: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?
- A. Sau Cách mạng tháng Tám
- B. Trước Cách mạng tháng Tám
- C. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.
-
D. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám
Câu 3: Nội dung đoạn trích là
- A. tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương.
- B. thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng.
- C. Nỗi buồn tủi, cay đắng của chú bé Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
- A. Chương V
-
B. Chương IV
- C. Chương VI
- D. Chương X
Câu 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
- A. Bút kí
-
B. Hồi kí
- C. Truyện ngắn
- D. Tiểu thuyết
Câu 6: Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả.
- C. Biểu cảm, nghị luận.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Hồi kí được hiểu là
- A. là thể loại nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại.
- B. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.
- C. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:
- A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.
-
B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
- C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
- D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.
Câu 9: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
- A. Trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
- B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
- C. Trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
-
D. Trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng
Câu 10: Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ?
- A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.
- B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh.
- C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.
-
D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.