Câu 1: Nhà thơ Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành vào thời kì nào?
- A. Kháng chiến chống Pháp
- B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ
- C. Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ
-
D. Thời kì sau năm 1975
Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?
- A. Lục bát
-
B. Ngũ ngôn
- C. Song thất lục bát
- D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Trong khổ thơ đầu của bài “Sang thu”, những tín hiệu nào của thiên nhiên cho thấy thu chớm đến?
- A. Hương ổi.
- B. Gió se.
- C. Sương.
-
D. Hương ổi, gió se, thu.
Câu 4: Trong câu thơ “Hình như thu đã về”, hai chữ “hình như” là thành phần gì?
- A. Thành phần cảm thán.
-
B. Thành phần tình thái.
- C. Thành phần phụ chú.
- D. Thành phần gọi-đáp.
Câu 5: Hai câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ” sử dụng phép tu từ nào?
- A. Ẩn dụ
- B. Hoán dụ
- C. Điệp từ
-
D. Nhân hóa
Câu 6: Từ “chùng chình” trong câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ" được hiểu thế nào?
- A. Đi rất chậm, dò từng bước một
- B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
-
C. Ngập ngừng như không muốn đi
- D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 7: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?
- A. Hồn nhiên, tươi trẻ
- B. Lãng mạn, siêu thoát
- C. Mới mẻ, tinh tế
-
D. Mộc mạc, chân thành
Câu 8: Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sang thu
- A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác.
- B. Sử dụng phong phú các phép tu từ so sánh, ẩn dụ.
- C. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.
-
D. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm.
Câu 9: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?
- A. Sôi động, náo nhiệt
- B. Bình lặng, ngưng đọng
- C. Xôn xao, rộn ràng
-
D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Câu 10: Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?
- A. Màu sắc, hương vị
-
B. Hoạt động, âm thanh
- C. Ca ngợi, hình hồn
- D. Trầm tĩnh, răn dạy
Câu 11: Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?
- A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu
- B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng câu đứng tuổi
- C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa
-
D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.
Câu 12: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
- A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
- B. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
- C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
-
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
Câu 13: Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?
- A. Vui tươi, rộn ràng.
- B. Buồn hiu hắt.
-
C. Nhè nhẹ, man mác bâng khuâng.
- D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.