Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời bài 10: Vai trò của tài nguyên thiên khí hậu và tài nguyên nước (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 10 Vai trò của tài nguyên thiên khí hậu và tài nguyên nước (P2)- sách Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là một khó khăn mà khí hậu nước ta gây ra cho nông nghiệp?

  • A. Thiên tai: hạn hán, bão lũ,…
  • B. Mùa khô kéo dài
  • C. Thời tiết nóng quá mức
  • D. Mùa mưa kéo dài

Câu 2: Khí hậu có sự phân hoá ở nước ta thúc đẩy hình thành các vùng:

  • A. Trồng cây lương thực trên khắp cả nước
  • B. Chuyên canh nông nghiệp lớn
  • C. Chế tạo và xuất khẩu máy móc nông nghiệp
  • D. Trồng cà phê phủ khắp cả nước

Câu 3: Các hoạt động du lịch biển ở phía Nam diễn ra quanh năm do

  • A. nền nhiệt độ cao quanh năm.
  • B. có nhiều loại hình du lịch mới.
  • C. khí hậu ở miền Nam mát mẻ.
  • D. miền Nam chỉ có du lịch biển.

Câu 4: Vùng chuyên canh cây chè ở đâu?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về Sa Pa?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm 15,30C, số giờ nắng > 1 400 giờ/năm
  • B. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có thể có tuyết rơi
  • C. Sa Pa nằm ở độ cao khoảng 2 500 m so với mực nước biển, trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn – thuộc vùng núi cao Tây Bắc.
  • D. Khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh năm

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về Đà Lạt?

  • A. Đà Lạt nằm ở độ cao khoảng 1 500 m so với mực nước biển
  • B. Đà Lạt thuộc cao nguyên Đồng Văn.
  • C. Nhiệt độ trung bình năm 18°C, số giờ nắng > 2 100 giờ/năm.
  • D. Khí hậu Đà Lạt ôn hoà, dịu mát quanh năm,

Câu 7: Hoạt động trồng trọt ở nước ta diễn ra như thế nào và có những hình thức canh tác gì?

  • A. Tập trung từ tháng 3 đến tháng 12, có nhiều hình thức canh tác như xen canh, luân canh, gối vụ,…
  • B. Có hai vụ mùa, hình thức canh tác chính là độc canh.
  • C. Diễn ra quanh năm, có nhiều hình thức canh tác như xen canh, luân canh, gối vụ,…
  • D. Diễn ra chủ yếu vào mùa hè, cây cối dễ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng; hình thức canh tác chính là luân canh.

Câu 8: Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có vùng chuyên canh cây công nghiệp nào?

  • A. Chè
  • B. Cao su, cà phê, điều
  • C. Lúa mì
  • D. Quế, hồi

Câu 9: Tại sao ở miền khí hậu phía Bắc, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn xuất hiện một số cây trồng có nguồn gốc ôn đới như đào, mận, mơ?

  • A. Do có mùa đông lạnh
  • B. Do có mùa hè nóng
  • C. Do có thời tiết bão hoà vào mùa xuân
  • D. Do có mùa thu xanh mát

Câu 10: Đâu không phải loại cây trồng chủ yếu ở nước ta?

  • A. Cây lương thực (lúa, ngô,...)
  • B. Cây ăn quả (chuối, đu đủ, sầu riêng, chôm chôm,..).
  • C. Cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu,..)
  • D. Cây dược liệu (nhân sâm, hà thủ ô,…)

Câu 11: Ở nước ta hiện nay, vùng nào chuyên canh cây lúa?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 12: Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp

  • A. cận nhiệt.
  • B. ôn đới.
  • C. nhiệt đới.
  • D. xích đạo.

Câu 13: Cây ăn quả nào sau đây phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc?

  • A. Chôm chôm, lúa.
  • B. Đào, sầu riêng.
  • C. Xoài, mac-ca.
  • D. Lê, mận, hồng.

Câu 14: Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?

  • A. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
  • B. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
  • C. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
  • D. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

Câu 15: Các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí ở nước ta thuận lợi cho phát triển du lịch:

  • A. Nghỉ dưỡng
  • B. Giải trí
  • C. Gia đình
  • D. Thể thao

Câu 16: Cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phổ biến ở

  • A. ven biển.
  • B. đồng bằng.
  • C. vùng núi.
  • D. trung du.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về Tam Đảo?

  • A. Mùa đông là mùa du lịch đẹp nhất trong năm, thời tiết thay đổi có thể đem lại cảm giác đủ 4 mùa trong ngày.
  • B. Khí hậu Tam Đảo trong lành, mát mẻ
  • C. Nhiệt độ trung bình năm 18,2°C, số giờ nắng > 1 200 giờ/năm.
  • D. Tam Đảo nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tam Đảo.

Câu 18: Đâu không phải một điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta?

  • A. Sa Pa
  • B. Đà Lạt
  • C. Hậu Lộc
  • D. Tam Đảo

Câu 19: Mùa nào là mùa mùa du lịch quan trọng nhất ở nước ta và có thể phát triển du lịch ở nhiều địa phương?

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hè
  • C. Mùa thu và mùa đông
  • D. Mùa thu

Câu 20:Điểm du lịch Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Điện Biên.
  • B. Lào Cai.
  • C. Lai Châu.
  • D. Hà Giang.

 

Câu 21: Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Cao su.
  • B. Điều.
  • C. Cà phê.
  • D. Chè.

Câu 22: Khí hậu không có tác động trực tiếp đến sự hình thành

  • A. loại hình du lịch.
  • B. các điểm du lịch.
  • C. mùa vụ du lịch.
  • D. cơ cấu du khách.

Câu 23: Điểm du lịch Đà Lạt thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Lâm Đồng.
  • B. Khánh Hòa.
  • C. Đắk Lắk.
  • D. Kon Tum.

Câu 24: Ở nước ta, mùa nào các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp và quan trọng nhất?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa đông.
  • C. Mùa hè.
  • D. Mùa thu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.