Câu 1: Ở nước ta hiện nay, vùng nào chuyên canh cây lúa?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Khí hậu không có tác động trực tiếp đến sự hình thành
- A. loại hình du lịch.
- B. các điểm du lịch.
- C. mùa vụ du lịch.
-
D. cơ cấu du khách.
Câu 3: Điểm du lịch biển nào sau đây nằm ở phía Bắc nước ta?
-
A. Cửa Lò.
- B. Nha Trang.
- C. Mũi Né.
- D. Vũng Tàu.
Câu 4: Nước ở các lưu vực sông không được sử dụng để
- A. phát triển thủy điện.
- B. cung cấp nước sinh hoạt.
- C. phát triển du lịch.
-
D. nuôi trồng hải sản
Câu 5: Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?
-
A. Trồng rừng đầu nguồn.
- B. Trồng cây ăn quả.
- C. Trồng cây công nghiệp.
- D. Trồng rau quả ôn đới.
Câu 6: Sự hình thành đất, rất ít chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
- A. Sinh vật.
-
B. Khoáng sản.
- C. Đá mẹ.
- D. Địa hình.
Câu 7: Nhóm đất feralit chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
-
A. 65%.
- B. 24%.
- C. 56%.
- D. 42%.
Câu 8: Nhóm đất feralit phân bố chủ yếu ở các khu vực núi có độ cao từ
-
A. 1600 - 1700m trở xuống.
- B. 1700 - 1800m trở lên.
- C. Dưới 2000m trở xuống.
- D. 1400 - 1500m trở lên.
Câu 9: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?
- A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
-
B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
- C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
- D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
Câu 10: hu vực nào sau đây không phải nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản?
- A. Ở các bãi triều.
- B. Vùng cửa sông.
-
C. Bãi biển quanh đảo.
- D. Khu vực ngập mặn.
Câu 11: Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?
-
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?
- A. Cây lương thực.
-
B. Cây công nghiệp.
- C. Cây lúa nước.
- D. Cây hàng năm.
Câu 13: Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Ít chưa, tơi xốp.
- B. Giàu dinh dưỡng.
- C. Đất có màu nâu.
-
D. Đất bị chua nhiều.
Câu 14: “Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
- A. Phù sa sông.
- B. Đất mặn.
- C. Đất feralit.
-
D. Đất phèn.
Câu 15: Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta?
- A. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ.
-
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.
- C. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
- D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Câu 16: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta
- A. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới.
- B. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
- C. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
-
D. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
Câu 17: Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?
- A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
-
C. Khí hậu phân hóa đa dạng.
- D. Tài nguyên đất đai đa dạng.
Câu 18: Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến
- A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
-
B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của các vùng.
- C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
- D. sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Câu 19: Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?
-
A. Đá mẹ dễ phong hóa
- B. Nằm trong khu vực nhiệt đới
- C. Địa hình dốc
- D. Thời gian hình thành lâu
Câu 20: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất
-
A. phù sa.
- B. feralit.
- C. xám.
- D. badan.