Đường thẳng đi qua các điểm cực trị

Dạng 5: Cho hàm số $y = ax^{3} + bx^{2} + cx + d$ (C). Giả sử hàm số có hai điểm cực trị, gọi d là đường thẳng đi qua các điểm cực trị của (C). Ta xét một số câu hỏi liên quan đến đường thẳng d, chẳng hạn:

  • Nhận dạng đường thẳng nào là đường thẳng d;
  • Tìm điểm thuộc đường thẳng d.

Bài Làm:

I.Phương pháp giải

Để giải quyết những bài toán dạng này, ta cần nắm được (xem lại điểm cực trị của đồ thị hàm bậc ba):

  • Cách lập phương trình đường thẳng d;
  • Một số tính chất của đường thẳng d.

Chú ý:

Hàm số bậc ba $y = ax^{3} + bx^{2} + cx + d$.

Chia $f(x)$ cho $f(x)^{'}$ ta được: $f(x)$ = $Q(x)$.$f(x)^{'}$ + Ax + B.

Khi đó nếu $(x_{1}; y_{1}), (x_{2}; y_{2})$ là hai điểm cực trị thì:$y_{1} = f_{1} = Ax_{1} + B$. và $y_{2} = f_{2} = Ax_{2} + B$.

Suy ra các điểm $(x_{1}; y_{1}), (x_{2}; y_{2})$ nằm trên đường thẳng $y =  Ax + B$.

II.Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Cho hàm số $y = -x^{3} + 3mx^{2} + 3(1 - m^{2})x + m^{3}-m^{2}$. Viết phương trình đi qua hai điểm cực trị của hàm số đã cho.

Bài giải:

Ta có: $y^{'} = -3x^{2} + 6mx + 3(1-m^{2})$.

Phương trình  $y^{'}=0$ có $\Delta ^{'} = 9 > 0$, với mọi m $\Rightarrow $ đồ thị hàm số đã cho luôn có hai điểm cực trị $(x_{1}; y_{1}), (x_{2}; y_{2})$.

Chia $y$ cho $y^{'}$ ta được: $y = (\frac{1}{3}x-\frac{m}{3})y^{'} + 2x - m^{2} + m$.

Khi đó: $y_{1} = 2x_{1} - m^{2} + m$;  $y_{2} = 2x_{2} - m^{2} + m$.

Vậy phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của hàm số đã cho là: $y = 2x - m^{2} + m$.

Bài tập 2: Cho hàm số $y=x^{3}-3x^{2} + mx$. Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số đã cho có các điểm cực đại và cực tiểu đối xứng nhau qua đường thẳng d: x -2y - 5 = 0.

Bài giải:

Ta có: $y^{'}=3x^{2}-6x+m$.

Hàm số có cực đại và cực tiểu $\Leftrightarrow y^{'}=3x^{2}-6x+m = 0$ có hai nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta ^{'}=9-3m> 0\Leftrightarrow m< 3$.

Ta có: $y=(\frac{1}{3}x-\frac{1}{3})y^{'}+(\frac{2}{3}m-2)x+\frac{1}{3}m$.

Do đó đường thẳng $\Delta $ đi qua các điểm cực trị có phương trình: $y= (\frac{2}{3}m-2)x+\frac{1}{3}m$.

$\Delta $ có hệ số góc là $k_{1}=\frac{2}{3}m-2$.

d: x -2y - 5 = 0 $\Leftrightarrow y=\frac{1}{2}x-\frac{5}{2}$ nên d có hệ số góc là $k_{2}=\frac{1}{2}$

Đồ thị hàm số đã cho có các điểm cực đại và cực tiểu đối xứng nhau qua đường thẳng d: x -2y - 5 = 0 nên $d\perp \Delta$.

$\Leftrightarrow k_{1}.k_{2}=-1\Leftrightarrow \frac{1}{2}(\frac{2}{3}m-2)=-1\Leftrightarrow m=0$.

Với m = 0 thì đồ thị hàm số đã cho có hai điểm cực trị là (0; 0) và (2; -4), nên trung điểm của chúng là I(1; -2).

Ta thấy I(1; -2) thuộc đường thẳng d: x -2y - 5 = 0 nên hai điểm cực trị của đồ thị hàm số đã cho đối xứng qua đường thẳng d.

Vậy m = 0.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 2: Cực trị của hàm số

Bài 1: Trang 18 - sgk giải tích 12

Áp dụng Quy tắc I, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau

a) $y=2x^{3}+3x^{2}-36x-10$.

b) $y=x^{4}+2x^{2}-3$.

c) $y=x+\frac{1}{x}$.

d) $y=x^{3}(1-x^{2})$.

e) $y=\sqrt{x^{2}-x+1}$

Xem lời giải

Bài 2: Trang 18 - sgk giải tích 12

Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau

a) $y=x^{4}-2x^{2}+1$;

b) $y=\sin 2x-x$;

c) $y=\sin x +\cos x$;

d) $y=x^{5}-x^{3}-2x+1$.

Xem lời giải

Bài 3: Trang 18 - sgk giải tích 12

Chứng minh rằng hàm số $y=\sqrt{|x|}$ không có đạo hàm tại x=0 nhưng vẫn đạt cực tiểu tại điểm đó.

Xem lời giải

Bài 4: Trang 18 - sgk giải tích 12

Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số m, hàm số $y=x^{3}-mx^{2}-2x+1$ luôn luôn có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu.

Xem lời giải

Bài 5: Trang 18  - sgk giải tích 12

Tìm a và b để các cực trị của hàm số $$y=\frac{5}{3}a^{2}x^{3}+2ax^{2}-9x+b$$ đều là những số dương và $x_{0}=-\frac{5}{9}$ là điểm cực đại.

Xem lời giải

Bài 6: Trang 18 - sgk giải tích 12

Xác định giá trị của tham số m để hàm số $y=\frac{x^{2}+mx+1}{x+m}$ đạt cực đại tại $x=2$.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: Xác định điểm cực đại ( $x_{CD}$), điểm cực tiểu ( $x_{CT}$), giá trị cực đại ($y_{CD}$), giá trị cực tiểu ($y_{CT}$) của hàm số.

Xem lời giải

Dạng 2: Cho hàm số $f_{m}(x)$ (m là tham số thực). Giả sử hàm số có đạo hàm tại $x_{0}$. Tìm tất cả những giá trị thực của m để hàm số đạt cực trị (cực tiểu, cực đại) tại x = $x_{0}$.

Xem lời giải

Dạng 3: Cho hàm số $y = ax^{3} + bx^{2} + cx + d$. Tìm tất cả những giá trị thực của tham số sao cho hàm số thoả mãn một điều kiện nào đó về số lượng của các điểm cực trị (cực đại, cực tiểu).

Xem lời giải

Dạng 4: Cho hàm số $y = ax^{3} + bx^{2} + cx + d$. Tìm tất cả những giá trị thực của tham số sao cho hàm số có hai điểm cực trị $x_{1}$ và $x_{2}$ thoả mãn một điều kiện nào đó.

Xem lời giải

Dạng 6: Cho hàm số $y=ax^{4}+bx^{2}+c$. Tìm tất cả những giá trị thực của tham số sao cho hàm số thỏa mãn một điều kiện nào đó về số lượng các điểm cực trị (cực đại, cực tiểu).

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.