Dạng 3: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp hàm số

Dạng 3: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp hàm số

Bài Làm:

I. Phương pháp giải:

Cho I là một khoảng, một đoạn hoặc một khoảng.

  • Số nghiệm của phương trình $f(x)=m $ là số điểm chung của đường thẳng $y=m$ với đồ thị hàm số $y=f(x).$
  • Nếu hàm số $y=f(x)$ đơn điệu trên I thì phương trình $f(x)=m $ có tối đa một nghệm trên I.
  • Nếu hàm số $y=f(x)$ đồng biến trên I, hàm số $y=g(x)$ nghịch biến trên I thì phương trình $f(x)=g(x) $ có tối đa một nghệm trên I.
  • Nếu hàm số $y=f(t)$ đơn điệu trên I và u, v thuộc I thì phương trình $f(u)=f(v) $ tương đương với $u=v.$ 

II. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Tìm nghiệm của phương trình $5^x-4^x=1.$

Bài giải: Ta có,

$5^x-4^x=1\Leftrightarrow 5^x=4^x+1\Leftrightarrow (\frac{4}{5})^x+(\frac{1}{5})^x=1.$     (1)

Ta thấy, hàm số ở vế trái là hàm số nghịch biến, vế phải là hằng số. Nên phương trình có nhiều nhất một nghiệm. Mà $x=1$ là nghiệm. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là $x=1.$

Bài tập 2: Tính tổng $T$ tất cả các nghiệm thực của phương trình $2\sqrt{x}-\sqrt{1-x}=3.(\frac{2}{3})^x.$

Bài giải: ĐKXD: $x\in [0;1]$. Ta xét từng vế của phương trình:

  • Xét hàm $f(x)=2\sqrt{x}-\sqrt{1-x}$. Ta có $y'=\frac{1}{\sqrt{x}} + \frac{1}{2. \sqrt{1-x}} >0$, $\forall x\in (0; 1)$. Vậy $f(x)$ đồng biến trên đoạn $[0;1]$.
  • Vế phải của phương trình nghịch biến.

Suy ra phương trình trên có nhiều nhất một nghiệm. Mà $x=1$ là nghiệm của phương trình nên phương trình có nghiệm duy nhất là $x=1$. Vậy $T=1.$

 
Bài tập 3: Phương trình $2^{\sin^2 x}-  2^{\cos^2 x} =2019. \cos 2x$ có bao nhiêu nghiệm thuộc đoạn $[0; 2\pi]$.
Bài giải: Phương trình đã cho tương đương với:
$2^{\sin^2 x}+2019\sin^2 x=  2^{\cos^2 x} +2019. \cos^2x\Leftrightarrow f(\sin^2 x)=f(\cos^2x).$
Trong đó, $f(t)=2^t+2019t$. Vì f(t) là tổng của hai hàm đồng biến nên f(t) là hàm đồng biến. Do đó:
$ f(\sin^2 x)=f(\cos^2x) \Leftrightarrow \sin^2 x= \cos^2 x \Leftrightarrow \cos 2x=0$
$\Leftrightarrow 2x=\frac{\pi}{2}+k\pi \Leftrightarrow x=\frac{\pi}{4}+\frac{k\pi}{2} $.
Ta có $\frac{\pi}{4}+\frac{k\pi}{2} \in [0; 2\pi] \Leftrightarrow k = 0;1;2;3$. 
Vậy phương trình có 4 nghiệm thuộc đoạn $[0; 2\pi]$.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 5: Phương trình mũ. Phương trình Lôgarit

Câu 1: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình mũ:

a) $(0,3)^{3x-2}=1$

b) $(\frac{1}{5}^{x}=25$

c) $2^{x^{2}-3x+2}=4$

d) $(0,5)^{x+7}.(0,5)^{1-2x}=2$

Xem lời giải

Câu 2: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình mũ:

a)  $3^{2x-1} + 3^{2x} = 108$

b)  $2^{x+1} + 2^{x-1} + 2^{x} = 28$

c)  $64^{x} – 8^{x} – 56 = 0$

d)  $3.4^{x} – 2.6^{x} = 9^{x}$

Xem lời giải

Câu 3: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình lôgarit:

a)   $\log_{3}(5x + 3) = \log_{3}( 7x + 5)$

b)   $\log(x – 1) – log(2x -11) = log2$

c)   $\log_{2}(x- 5) + log_{2}(x + 2) = 3$

d)   $\log(x^{2} – 6x + 7) = log(x – 30)$

Xem lời giải

Câu 4: Trang 85 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình lôgarit:

a) $\frac{1}{2}\log(x^{2}+x-5)=\log 5x+\log \frac{1}{5x}$

b) $\frac{1}{2}\log(x^{2}-4x-1)=\log 8x-\log 4x$

c) $\log_{\sqrt{2}}x+4\log_{4}x+\log_{8}x=13$

 

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp đặt ẩn phụ

Xem lời giải

Dạng 2: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp lôgarit hai vế

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.