Dạng 1: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp đặt ẩn phụ

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp đặt ẩn phụ

Bài Làm:

I. Phương pháp giải:

Xét phương trình:

$f(a_1^x;a_2^x;...;a_n^x)=0.$                                         (1)

Trong đó, $a_1, a_2,...,a_n$ là các số dương, khác 1. Giả sử $a_1, a_2,...,a_n$ cùng là luỹ thừa với số mũ nguyên của a(0<a#1), tức là $a_1=a^{k_1}, ..., a_n=a^{k_n}$. Khi đó, đặt $t=a^x; (t>0)$, phương trình (1) trở thành:

$f(t^{k_1}; t^{k_2};...;t^{k_n})=0.$                                     (2)

Ta có:

  • Phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi phương trình (2) có nghiệm dương.
  • Nếu $t_0$ là một nghiệm dương của (2) thì nghiệm tương ứng của (1) là $x_0$ thoả mãn $t_0=a^{x_0}$ hay $x_0=\log_a(t_0).$

II. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Tính tổng T tất cả các nghiệm của phương trình $4^x-8.2^x+4=0.$

Bài giải: Đặt $t=2^x; (t>0)$ phương trình đã cho trở thành

                                 $t^2-8t+4=0.$                      (1)

Giải phương trình (1) ta có hai nghiệm $t_1=4+2\sqrt{3}$ và $t_2=4-2\sqrt{3}$. 

Khi đó

$\left[\begin{array}{l}2^x=t_1 \\2^x=t_2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x_1=\log_2 t_1 \\x_2=\log_2 t_2\end{array}\right.$
Vậy $T= x_1 + x_2=\log_2 t_1 + \log_2 t_2 = \log_2 (t_1.t_2)=\log_2 4=2.$ 

Bài tập 2: Tìm giá trị thực của tham số $m$ để phương trình $9^x-2.3^{x+1}+m=0$ có hai nghiệm thực $x_1; x_2$ thoả mãn $x_1+x_2=1.$ 

Bài giải: Đặt $t=3^x$ (t>0), phương trình đang xét trở thành:

                                 $t^2-6t+m=0.$                   (1)

Mỗi nghiệm x của phương trình ban đầu ứng với một nghiệm $t>0$ của phương trình (1).

Giả sử $t_1=3^{x_1}$ và $t_2=3^{x_2.}$

Khi đó $t_1.t_2= 3^{x_1}. 3^{x_2}=3^{x_1+x_2}=3^1=3$. Theo định lý Vi-et, $t_1.t_2=m$. Do đó $m=3.$

Bài tập 3: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để phương trình $(3+2\sqrt{2})^x+(3-2\sqrt{2})^x=m$ có nghiệm.

Bài giải: Ta có $(3+2\sqrt{2})^x . (3-2\sqrt{2})^x=[(3+2\sqrt{2}) . (3-2\sqrt{2})]^x = 1.$

Do đó, nếu đặt $(3+2\sqrt{2})^x =t$ thì $(3-2\sqrt{2})^x=\frac{1}{t}$. Khi đó phương trình trở thành

$t+\frac{1}{t}=m \Leftrightarrow t^2-mt+1=0.$

Phương trình x có nghiệm khi và chỉ khi phương trình t có nghiệm dương.

Áp dụng Vi-et ta thấy $t_1.t_2=1$ nên nếu một nghiệm dương thì cả hai nghiệm đều dương.

Khi đó điều kiện để phương trình t có nghiệm dương là:

$\left\{\begin{matrix}\Delta \geq 0\\ t_1+t_2>0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow  \left\{\begin{matrix}m^2-4\geq 0\\ m>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m\geq 2.$

Vậy $m\geq 2$.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 5: Phương trình mũ. Phương trình Lôgarit

Câu 1: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình mũ:

a) $(0,3)^{3x-2}=1$

b) $(\frac{1}{5}^{x}=25$

c) $2^{x^{2}-3x+2}=4$

d) $(0,5)^{x+7}.(0,5)^{1-2x}=2$

Xem lời giải

Câu 2: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình mũ:

a)  $3^{2x-1} + 3^{2x} = 108$

b)  $2^{x+1} + 2^{x-1} + 2^{x} = 28$

c)  $64^{x} – 8^{x} – 56 = 0$

d)  $3.4^{x} – 2.6^{x} = 9^{x}$

Xem lời giải

Câu 3: Trang 84 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình lôgarit:

a)   $\log_{3}(5x + 3) = \log_{3}( 7x + 5)$

b)   $\log(x – 1) – log(2x -11) = log2$

c)   $\log_{2}(x- 5) + log_{2}(x + 2) = 3$

d)   $\log(x^{2} – 6x + 7) = log(x – 30)$

Xem lời giải

Câu 4: Trang 85 - sgk giải tích 12

Giải các phương trình lôgarit:

a) $\frac{1}{2}\log(x^{2}+x-5)=\log 5x+\log \frac{1}{5x}$

b) $\frac{1}{2}\log(x^{2}-4x-1)=\log 8x-\log 4x$

c) $\log_{\sqrt{2}}x+4\log_{4}x+\log_{8}x=13$

 

Xem lời giải

Dạng 2: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp lôgarit hai vế

Xem lời giải

Dạng 3: Giải phương trình mũ và lôgarit bằng phương pháp hàm số

Xem lời giải

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.