Bài tập về tính diện tích xung quanh - Diện tích toàn phần, thể tích hình trụ hoặc các yếu tố liên quan

1. Diện tích và chu vi của một hình chữ nhật ABCD (AB > CD) theo thứ tự là 3a$^{2}$ và 8a. Cho hình chữ nhật quay quanh cạnh AB một vòng ta được một hình trụ. Tính thể tích, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ này.

2. Một hình trụ có đường cao bằng đường kính đáy. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ biết thể tích của nó là 128$\pi cm^{3}$.

3. Một hình trụ có bán kính đáy là 4cm. Biết diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh. Tính chiều cao hình trụ.

4. Một hình trụ có diện tích xung quanh là 20$\pi cm^{2}$ và diện tích toàn phần là 28$\pi cm^{2}$. Tính thể tích của hình trụ.

Bài Làm:

1. Gọi AB = x, AD = y (x > y) thì ta có:

$\left\{\begin{matrix}x+y=4a\\ xy=3a^{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=4a-y\\ y^{2}-4ay+3a^{2}=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=4a-y\\ (y-a)(y-3a)=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=4a-y\\ y=a\end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix}x=4a-y\\ y=3a\end{matrix}\right.$

Mà x > y nên x = 3a và y = a

Khi quay hình chữ nhật quanh cạnh AB ta được hình trụ có bán kính đáy R = a và chiều cao h = 3a.

Vậy Sxq = $2\pi a.3a=6\pi a^{2}$ (đvdt)

    V = $\pi a^{2}.3a=3\pi a^{3}$ (đvtt)

    Stp = Sxq + 2Sđáy = $6\pi a^{2}+2\pi a^{2}=8\pi a^{2}$ (đvtt)

2. Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x (cm) (x > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là 4x.

Lúc đó diện tích của hình chữ nhật là $4x^{2}=28\Leftrightarrow x=\sqrt{7}$ (vì x > 0)

Khi quay hình chữ nhật quanh chiều dài một vòng ta được một hình trụ có chiều cao là h = $4\sqrt{7}$cm, bán kình đáy là $\sqrt{7}$cm

Vậy Sxq = $2\pi .\sqrt{7}.4\sqrt{7}=56\pi (cm^{2})$

    V = $\pi (\sqrt{7})^{2}.4\sqrt{7}=28\pi \sqrt{7}(cm^{3})$

3. Vì hình trụ có Stp = 2Sxq hay 2Sxq = Sxq + 2Sđáy nên Sxq = 2Sđáy

Do đó ta có:

$2\pi R.h=2\pi R^{2}$

$\Leftrightarrow R=h$

Mà R = 4cm nên h = 4cm

4. Vì Stp = Sxq + 2Sđáy nên $28\pi =20\pi +2\pi R^{2}$

$\Leftrightarrow R^{2}=2^{2}$

$\Leftrightarrow R=2$

Mặt khác Sxq = $2\pi .2.h=20\pi \Leftrightarrow h=5$ (cm)

Vậy V = $\pi .2^{2}.5 = 20\pi (cm^{3})$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ

5. Một chi tiết máy có dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước là 20cm, 20cm, 5cm. Người ta khoan một lỗ hình trụ có đường kính đáy 16cm và chiều cao 5cm xuyên qua chi tiết đó. Tính thể tích phần vật thể còn lại.

6. Một chi tiết máy có dạng hình trụ có đường kính đáy 25cm, chiều cao 5cm. Người ta khoét một hình hộp chữ nhật có kích thước là 16cm, 16cm, 5cm xuyên qua chi tiết đó. Tính thể tích phần vật thể còn lại.

7. Một chi tiết máy có các kích thước như hình vẽ. Hãy tín thể tích và diện tích bề mặt của chi tiết đó.

8. Lõi của một cuộn chỉ có kích thước như hình dưới. Tính thể tích của chỉ sau khi được cuộn đầy vào lõi (làm tròn đến số thập phân thứ 2).

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.