Bài tập về chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn

1. Cho đường tròn tâm O, đường kính AB và dây cung CD vuông góc với AB tại điểm H. Gọi I là điểm đối xứng với H qua D, K là trung điểm của đoạn HD. Vẽ dây cung EF đi qua K. Chứng minh bốn điểm E, H, F, I cùng nằm trên một đường tròn.

2. Cho một đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài đường tròn đó. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O) (B và C là các tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OA và BC. Kẻ dây cung DE của đường tròn (O) qua I.

a) Chứng minh bốn điểm A, D, O, E cùng nằm trên một đường tròn.

b) Chứng minh rằng $\widehat{BAD}=\widehat{CAE}$

3. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Chứng minh rằng: AB.CD + BC.AD = AC.BD (định lí Ptô-lê-mê)

Bài Làm:

1. 

Đặt HK = KD = x. Khi đó DI = 2x; KC = 3x. 

Ta thấy bốn điểm E, D, F, C cùng nằm trên đường tròn (O) nên KE.KF = KD.KC (1)

Mặt khác KD.KC = x.3x = 3x$^{2}$

         KH.KI = x.3x = 3x$^{2}$

$\Rightarrow $ KD.KC = KH.KI (2).

Từ (1) và (2) suy ra KE.KF = KH.KI

Do đó bốn điểm E, H, F, I cùng nằm trên một đường tròn (đpcm)

2. 

a) Do bốn điểm B, D, C, E cùng nằm trên đường tròn (O) nên ID.IE = IB.IC = IB$^{2}$ (1)

Áp dụng hệ thức lượng cho $\Delta $ABO vuông với BI là đường cao, ta có:

IB$^{2}$ = IA.IO (2)

Từ (1) và (2) ta được : ID.IE = IA.IO 

Chứng tỏ bốn điểm A, D, O, E cùng nằm trên một đường tròn.

b) Từ câu a) ta thấy $\widehat{ODE}=\widehat{OAE}$ (cùng chắn cung OE), $\widehat{OED}=\widehat{OAD}$ (cùng chắn cung OD)

Mà $\Delta $ODE cân tại O nên $\widehat{ODE}=\widehat{OED}$

Do đó $\widehat{OAE}=\widehat{OAD}$ (3)

Chú ý rằng AO là tia phân giác của $\widehat{BAC}$ nên từ (3) suy ra $\widehat{BAE}=\widehat{CAD}$ (4)

Từ (4) dễ dàng suy ra $\widehat{BAD}=\widehat{CAE}$ (đpcm)

3. 

Không mất tính tổng quát, giả sử $\widehat{ACD}>\widehat{ACB}$.

Qua C kẻ tia Cx sao cho $\widehat{xCD}=\widehat{ACB}$.

Gọi E là giao điểm của Cx với BD.

Ta thấy $\Delta ABC \sim \Delta DEC$ (g.g)

$\Rightarrow \frac{AB}{ED}=\frac{AC}{CD}$ hay AB.CD = AC.ED (1)

Mặt khác $\Delta ACD \sim \Delta BCE$ (vì $\widehat{BCE}=\widehat{ACD}; \widehat{CAD}=\widehat{CBE}$)

$\Rightarrow \frac{AD}{EB}=\frac{AC}{BC}$ hay BC.AD = AC.EB (2)

Từ (1) và (2) suy ra AB.CD + BC.AD = AC(EB+ED) = AC.BD (đpcm)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài toán dạng: Tứ giác nội tiếp đường tròn

1. Cho $\Delta $ABC có ba góc nhọn: AD và CE là hai đường cao cắt nhau tại H, O là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta $ABC. Gọi M là điểm đối xứng của B qua O, I là giao điểm của BM và DE, K là giao điểm của AC và HM.

a) Chứng minh rằng tứ giác AEDC và DIMC là các tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh OK $\perp $ AC

c) Cho $\widehat{AOK}=60^{\circ}$. Chứng minh $\Delta $HBO cân.

2. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Trên hai cạnh AD và CD lần lượt lấy các điểm M và N sao cho $\widehat{MBN}=45^{\circ}$. BM và BN cắt theo thứ tự tại E và F. 

a) Chứng minh các tứ giác BENC và BFMA nội tiếp được trong một đường tròn.

b) Chứng tỏ MEFN cũng là tứ giác nội tiếp.

c) Gọi H là giaod diểm của MF và NE, I là giao điểm của HB và MN. Tính độ dài đoạn BI theo a.

3. Giả sử trong tứ giác lồi ABCD có điểm M sao cho tứ giác ABMD là hình bình hành và $\widehat{CBM}=\widehat{CDM}$. Dựng hình bình hành BMCN.

a) Chứng minh rằng tứ giác ABNC nội tiếp

b) Chứng minh rằng $\widehat{ACD}=\widehat{BCM}$

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.