Thì quá khứ hoàn thành Past perfect

Quá khứ hoàn thành là một thì khó và dễ nhầm lẫn nhất trong tất cả các thì. Bài viết này sẽ giúp các bạn dễ dàng nhớ được cách dùng, cấu trúc, các dấu hiệu nhận biết của nó. Để vận dụng vào làm bài tập, làm bài kiểm tra đạt điểm tối đa.

1. Cấu trúc

Dưới đây là một số cấu trúc của thì quá khứ hoàn thành:

  • (+) Khẳng định: S + had + V-P2
  • (-) Phủ định: S + hadn't (had not) + V-P2
  • (?) Câu hỏi: Had + S + V-P2? -> Yes/No, S + had/hadn't

Giải thích kí hiệu: Xem chi tiết

Lưu ý:

  • V-P2 là động từ quá khứ phân từ 2. Nếu là động từ bất quy tắc thì ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc. Nếu là động từ có quy tắc thì thêm -ed
  • Phân biệt trợ động từ ở quá khứ hoàn thành 'had' # động từ quá khứ của động từ thường have -> VP2: had (có)

2. Cách dùng

Chúng ta sẽ sử dụng thì quá khứ hoàn thành trong các trường hợp sau:

  • Khi có một hành động xảy ra và hoàn thành trước một hành động khác trong quá khứ

 Trong câu thường có 2 vế, hành động nào xảy ra trước thì dùng quá khứ hoàn thành, hành động nào xảy ra sau thì dùng quá khứ đơn
 Ví dụ: He had gone to school before Sarah came

  • Hành động xảy ra một khoảng thời gian trong quá khứ, trước một mốc thời gian khác

Ví dụ: I had lived abroad for three years when I received the letter from my best friend. (Tôi đã sống ở nước ngoài được hai năm trước khi nhận được thư từ bạn thân)

  •  Hành động xảy ra như là điều kiện tiên quyết cho hành động khác

Ví dụ: My younger brother had prepared for the exams and was ready to do well. (Em trai tôi đã chuẩn bị kĩ càng cho bài kiểm tra và sẵn sàng để làm tốt)

Lưu ý: So sánh thì Quá Khứ Hoàn Thành và thì Quá Khứ Đơn

Một số bạn đang cảm thấy khó khăn khi phân biệt thì quá khứ hoàn thành và thì quá khứ đơn vì cả hai thì này đều xảy ra và kết thúc trong quá khứ, nhưng hãy nhìn ví dụ sau đây, nó sẽ giúp bạn phân biệt được hai thì này:
Ví dụ 1: 

Was Hoa at the party when you arrived? (Hoa có ở buổi tiệc khi bạn tới không?)
No, he had already gone home. (Không, anh ấy đã về nhà rồi)

Ví dụ 2:
Was Tom there when you arrived? (Lúc bạn đến Tom còn ở đó không?)
Yes, but he went home soon afterward. (Có, nhưng mà ngay sau đó anh ta về nhà)

3. Dấu hiệu nhận biết

Thì quá khứ hoàn thành được sử dụng khi xuất hiện các dấu hiếu sau:

  • Chúng ta thường sử dụng thì quá khứ hoàn thành khi trong câu có các từ nối như: before, after, just, when, as soon as, by the time, until, by the end of + time in the past …
  • Còn lại phụ thuộc vào cách dùng của thì quá khứ hoàn thành đã nêu ở trên, thì mới nhận biết được.

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Chia động từ phù hợp

1. They (go) ……………..home after they (finish) ………………… their work.

2. She said that she (already, see) ……………………. Dr. Rice.

3. After taking a bath, he (go) ………………………….. to bed.

4. He told me he (not/eat) ………………………… such kind of food before.

5. When he came to the stadium, the match (already/ begin) ………………………………….

6. Before she (watch) ………………….. TV, she (do)……………………. homework.

7. What (be) …………….. he when he (be) ………………. young?

8. After they (go) ………………………, I (sit) ……………….. down and (rest) ……………

9. Yesterday, John (go) ………………….. to the store before he (go) ………………… home.

10. She (win) ………………………. the gold medal in 1986.

Bài tập 2: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi, sử dụng từ gợi ý cho sẵn.

1. David had gone home before we arrived.

-> After …………………………………………………………………………………….

2. We had lunch then we took a look around the shops.

-> Before ……………………………………………………………………………………

3. The light had gone out before we got out of the office.

-> When…………………………………………………………………………………….

4. After she had explained everything clearly, we started our work.

-> By the time …………………………………………………………………………….

5. My father had watered all the plants in the garden by the time my mother came home.

-> Before ………………………………………………………………………………….

Xem thêm các bài Ngữ pháp tiếng Anh, hay khác:

I. Các thì cơ bản trong tiếng Anh (Tenses in English)

Thì trong tiếng Anh cho biết về thời gian / thời điểm của các hành động, sự kiện xảy ra. Các bài viết trong mục này giới thiệu về cách dùng, hướng dẫn cách chia động từ theo thì và những lưu ý về thì cần nhớ.   

II. Ngữ pháp về từ vựng trong tiếng Anh: (Vocabulary)

Nếu nói cấu trúc câu là khung thì từ vựng sẽ là các chất liệu để xây dựng một câu nói hay một bài tiếng Anh. Nếu muốn tạo nên một tổng thể sử dụng tiếng Anh tốt, trước hết chúng ta phải nắm rõ tác dụng của các chất liệu để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
 
Đại từ:
Danh từ:
Phó từ:
Một số loại từ vựng khác:
Các loại động từ và cấu trúc động từ cần nhớ (Verb and structure of Verb)

III. Ngữ pháp về cấu trúc câu trong tiếng Anh: (Model of senteces)

Mỗi cấu trúc câu trong tiếng Anh lại biểu đạt một ý nghĩa khác nhau, một ngữ cảnh khác nhau. Để đạt được mục đích giao tiếp trong tiếng Anh, chúng ta cần nắm rõ tác dụng của từng loại cấu trúc, kết hợp hiệu quả với từ vựng cũng như hạn chế tối đa những nhầm lẫn trong sử dụng các loại câu.

Cấu trúc so sánh (Comparative sentences)

Câu điều kiện (Conditional sentences)

Câu giả định

Câu cầu khiến / mệnh lệnh (Imperative sentences)

Câu trực tiếp - gián tiếp (Direct and Indirect speech)

Câu bị động (Passive voice)

Đảo ngữ (Inversion)

Mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - Verb agreement)

 Một số cấu trúc câu khác: (Other sentences)

Các dạng câu hỏi: (Questions)

Xem Thêm