Thì quá khứ tiếp diễn Past continous

Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ kiến thức liên quan đến thì quá khứ tiếp diễn. Với cách trình bày ngắn gọn dễ hiểu, các bạn có thể nhớ một cách dễ dàng để làm tốt các bài kiểm tra cũng như vượt qua các kì thi đạt điểm cao.

1. Cấu trúc

Sau đây là một số cấu trúc liên quan đến thì quá khứ tiếp diễn:

  • (+) Khẳng định: S + was/were + V-ing +O
  • (-) Phủ định: S + wasn't/weren't + V-ing + O
  • (?) Hỏi  Wh - question:  Wh - question + was/were + S + V-ing?
  • (?) Hỏi Yes/no question: Was/Were + S + Ving...? -> Yes/No, S + was/were (not)

Giải thích kí hiệu: Xem chi tiết

Lưu ý:

  • Tobe 'was' đi với các chủ ngữ số ít như: he, she, it, tên riêng...
  • Tobe 'were' đi với các chủ ngữ số nhiều như: they, we, you...
  • Đặc biệt: Chủ ngữ I đi với tobe 'was'

2. Cách dùng

  • Thì quá khứ tiếp diễn mô tả một hành động đang diễn tiến tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ

Chúng ta thường sử dụng thì quá khứ tiếp diễn với chức năng này nếu có sự xuất hiện của: When, all day, all the morning, at this time + khoảng thời gian,…

Ví dụ: When I left home, my mother was cleaning my house

  •  Hành động đang diễn tiến liên tục trong một khoảng thời gian nhằm nhấn mạnh tính liên tục của nó

Ví dụ: I was singing all day yesterday (Tôi đã hát liên tục trong ngày hôm qua)

  • Một hành động đang diễn ra trong quá khứ thì có hành động khác xen vào

Hành động đang diễn ra thì dùng thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào thì dùng thì quá khứ đơn
Ví dụ: I was walking in the park when I suddenly fell over (Tôi đang đi bộ trong công viên thì bất ngờ vấp ngã)

  • Hai hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ

Chia cả hai hành động ở thì quá khứ tiếp diễn
Ví dụ: While I was cooking, my father was having shower (Trong khi tôi nấu ăn thì bố tôi đang tắm)

  • Hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ và làm phiền đến người khác

Ví dụ: When she worked here, she was always making noise (Khi cô ta còn làm việc ở đây, cô ta thường xuyên làm ồn)
3. Dấu hiệu nhận biết
Ngoài việc dựa vào cách dùng của thì Quá khứ tiếp diễn, ngữ cảnh của câu thì các bạn cũng hãy cân nhắc sử dụng thì Quá khứ tiếp diễn khi có xuất hiện các từ như:

  •  While (trong khi)
  • When (khi)
  • At that time (vào thời điểm đó);…

Ví dụ: At that time, I was looking for “Forever” book on the bookstore near my house
(Vào thời điểm đó, tôi đang tìm cuốn sách Forever ở hiệu sách gần nhà)

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn

  1. I ___________________down the street when it begin to rain (go)
  2. At this time last year, I ___________________an English course (attend)
  3. Jim ________________ under the tree when he heard an explosion (stand)
  4. The boy fell and hurt himself while he _________________ a bicycle (ride)
  5. When we met them last year, they______________ in Santiago (live)
  6. The tourist lost his camera while he________________ around the city (walk)
  7. The lorry _______________ very fast when it hit our car (go)
  8. While I ____________________in my room, my roommate ___________________ a party in the other room (study/ have)
  9. Mary and I___________________ the house when the telephone rang (just leave)
  10. We __________________ in the café when they saw us (sit)

Bài tập 2: Chia động từ trong ngoặc 

     1. At this time last year, they ­­­­­­­­­­­­(build) this house.

     2. I (drive) my car very fast when you called me.

     3. I (chat) with my friends while my teacher (teach) the lesson yesterday.

     4. My father (watch) TV when I got home.

     5. At this time yesterday, I (prepare) for my son's birthday party.

     6. What you (do) at 8 pm yesterday?

     7. Where you (go) when I saw you last weekend?

     8. They (not go) to school when I met them yesterday.

     9. My mother (not do) the housework when my father came home.

    10. My sister (read) books while my brother (play) football yesterday afternoon.

Xem thêm các bài Ngữ pháp tiếng Anh, hay khác:

I. Các thì cơ bản trong tiếng Anh (Tenses in English)

Thì trong tiếng Anh cho biết về thời gian / thời điểm của các hành động, sự kiện xảy ra. Các bài viết trong mục này giới thiệu về cách dùng, hướng dẫn cách chia động từ theo thì và những lưu ý về thì cần nhớ.   

II. Ngữ pháp về từ vựng trong tiếng Anh: (Vocabulary)

Nếu nói cấu trúc câu là khung thì từ vựng sẽ là các chất liệu để xây dựng một câu nói hay một bài tiếng Anh. Nếu muốn tạo nên một tổng thể sử dụng tiếng Anh tốt, trước hết chúng ta phải nắm rõ tác dụng của các chất liệu để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
 
Đại từ:
Danh từ:
Phó từ:
Một số loại từ vựng khác:
Các loại động từ và cấu trúc động từ cần nhớ (Verb and structure of Verb)

III. Ngữ pháp về cấu trúc câu trong tiếng Anh: (Model of senteces)

Mỗi cấu trúc câu trong tiếng Anh lại biểu đạt một ý nghĩa khác nhau, một ngữ cảnh khác nhau. Để đạt được mục đích giao tiếp trong tiếng Anh, chúng ta cần nắm rõ tác dụng của từng loại cấu trúc, kết hợp hiệu quả với từ vựng cũng như hạn chế tối đa những nhầm lẫn trong sử dụng các loại câu.

Cấu trúc so sánh (Comparative sentences)

Câu điều kiện (Conditional sentences)

Câu giả định

Câu cầu khiến / mệnh lệnh (Imperative sentences)

Câu trực tiếp - gián tiếp (Direct and Indirect speech)

Câu bị động (Passive voice)

Đảo ngữ (Inversion)

Mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (Subject - Verb agreement)

 Một số cấu trúc câu khác: (Other sentences)

Các dạng câu hỏi: (Questions)

Xem Thêm