Giải toán VNEN 6 bài 15: Tính chất của phép nhân

Giải bài 15: Tính chất của phép nhân - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 110 . Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

A. Hoạt động khởi động

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Em đố bạn nhắc lại các tính chất của phép nhân các số tự nhiên và cho ví dụ.

Trả lời:

* Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a với mọi số tự nhiên a và b.

Ví dụ: 2.5 = 5.2.

* Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b).c = a.(b.c) với mọi số tự nhiên a, b và c.

Ví dụ: (2.5) .6 = 2. (5.6).

- Tính và so sánh:

a) (+3).(-2) và (-2).(+3);                       b) (-5).(-7) và (-7).(-5);

c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)];          d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3).

Trả lời:

a) (+3).(-2) và (-2).(+3)

(+3).(-2) = -(3.2) = -6;  (-2).(+3) = -(2.3) = -6.

Như vậy: (+3).(-2) = (-2).(+3)

b) (-5).(-7) và (-7).(-5)

(-5).(-7) = 5.7 = 35; (-7).(-5) = 7.5 = 35.

Như vậy: (-5).(-7) = (-7).(-5)

c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)]        

[4.(-6)] . (-8) = (-24).(-8) = 192; 4. [(-6).(-8)] = 4. 48 = 192;

Như vậy: [4.(-6)] . (-8) = 4. [(-6).(-8)]                

d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3)

9. [(-2) + (-3)] = 9.(-5) = -45;  9. (-2) + 9. (-3) = (-18) + (-27) = -45.

- Nhận xét về kết quả của các phép tính trên.

Trả lời:

Các phép tính trên có kết quả như nhau theo từng cặp.

C. Hoạt động luyện tập:

Câu 1: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tính: a) 15 . (-2) . (-5) . (-6);               b) 4 . 7 . (-11) . (-2).

Xem lời giải

Câu 2: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Thay một thừa số bằng tổng để tính:

a) -57 . 11;                 b) 75 . (-21).

Xem lời giải

Câu 3: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tính: a) (37 – 17) . (-5) + 23 . (-13 – 17);          b) (-57) . (67 – 34) – 67 . (34 – 57).

Xem lời giải

Câu 4: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tính nhanh: a) (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8);                 b) (-98) . (1 – 246) – 246 . 98.

Xem lời giải

Câu 5: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:

a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5);                      b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).

Xem lời giải

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Đố vui:

Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng không? Vì sao?
Bạn An nói rằng bất kì số nguyên nào lũy thừa bậc chẵn cũng là số nguyên dương. Bạn An nói có đúng không? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 112 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tính: a) 237 . (-26) + 26 . 137;                            b) 63 . (-25) + 25 . (-23).       

Xem lời giải

Câu 3: Trang 112 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Không tính, hãy so sánh:

a) (-2) . (-3) . (-2014) với 0;                   b) (-1) . (-2) . … . (-2014) với 0.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Toán VNEN lớp 6, hay khác:

Để học tốt Toán VNEN lớp 6, loạt bài giải bài tập Toán VNEN lớp 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Phần số học

Chương I. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

Chương II. Số nguyên

Phần hình học

Chương I. Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ