Câu 1: Đối lưu là:
-
A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
- D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
Câu 2: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
- A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
-
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
- C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
- D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Câu 3: Bức xạ nhiệt là:
-
A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
- B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
- C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
- D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
Câu 4: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
- A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
- B. Bằng sự đối lưu.
-
C. Bằng bức xạ nhiệt.
- D. Bằng một hình thức khác.
Câu 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
- A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
-
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
- C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 6: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
- A. Sự đối lưu.
- B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
-
C. Sự bức xạ.
- D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 7: Chọn câu trả lời sai:
- A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
-
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 8: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
- A. Đốt ở giữa ống.
- B. Đốt ở miệng ống.
-
C. Đốt ở đáy ống.
- D. Đốt ở vị trí nào cũng được
Câu 9: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
- A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
- B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
- C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
-
D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 10: Chọn nhận xét sai:
- A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
- B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
-
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.