Câu 1: Hai vật A và B có cùng thể tích được nhúng ngập vào nước. Vật A chìm xuống đáy bình còn vật B lơ lửng trong nước. Gọi PA, FA là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật A; PB, FB là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật B. Các kết quả sau, kết quả nào sai?
- A. FA = FB
- B. FA < PA
- C. PA > PB
-
D. FB < PB
Câu 2: Tại sao thỏi nhôm thả vào nước thì chìm. Hãy chọn câu đúng?
- A. Vì trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
-
B. Vì trọng lượng riêng của nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của nước
- C. Vì nhôm là vật nặng
- D. Vì nhôm không thấm nước
Câu 3: Một tảng băng nổi trên nước biển, thể tích toàn phần của tảng băng là 2060 m3. Trọng lượng riêng của băng là 9000 N/m3, của nước biển là 10300 N/m3. Thể tích phần tảng băng nổi trên mặt nước biển là
- A. 180 m3.
- B. 250 m3.
- C. 200 m3.
-
D. 260 m3.
Câu 4: Hai vật A và B có cùng thể tích được nhúng ngập vào nước. Vật A chìm xuống đáy bình còn vật B lơ lửng trong nước. Gọi PA, FA là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật A; PB, FB là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật B. Các kết quả sau, kết quả nào đúng?
- A. FA < FB
- B. FA > PA
-
C. PA > PB
- D. FB < PB
Câu 5: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Chọn đáp án đúng?
- A. Vật chìm xuống khi dV < d
- B. Vật chìm xuống đáy khi dV = d
-
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dV = d
- D. Vật sẽ nổi lên khi dV > d
Câu 6: Khi vật nổi trên nước thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? Hãy chọn câu đúng
- A. Bằng trọng lượng phần của vật chìm trong nước
-
B. Bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ
- C. Bằng trọng lượng của vật
- D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật
Câu 7: Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi trên nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu?
- A. 233,3kg/m3
- B. 433,3kg/m3
-
C. 333,3kg/m3
- D. Một giá trị khác
Câu 8: Gắn một vật vào lực kế, lực kế chỉ 8,9 N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7,9 N. Biết rằng vật là một khối đặc thì trọng lượng riêng của vật là
- A. 79 000 N/m3.
- B. 89 00 N/m3.
-
C. 89 000 N/m3.
- D. 79 000 N/m3.
Câu 9: Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì
- A. nhẫn chìm vì dAg > dHg.
-
B. nhẫn nổi vì dAg < dHg.
- C. nhẫn nổi vì dAg > dHg.
- D. nhẫn chìm vì dAg < dHg.
Câu 10: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:
- A. Thể tích của vật
- B. Thể tích chất lỏng chứa vật
-
C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ
Câu 11: Chọn câu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng:
- A. một lực duy nhất là trọng lực.
- B. một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.
-
C. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
- D. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.
Câu 12: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thủy ngân. Biết đồng có trọng lượng riêng 89000N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000N/m3. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân
-
B. Quả cầu nổi vì dđồng < dthuỷ ngân
- C. Quả cầu nổi vì dđồng > dthuỷ ngân
- D. Quả cầu chìm vì dđồng < dthuỷ ngân
Câu 13: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ
-
A. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
- B. bằng trọng lượng của vật.
- C. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
- D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Câu 14: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết dgỗ = 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là
-
A. 12000 N/m3.
- B. 30000 N/m3.
- C. 180000 N/m3.
- D. 18000 N/m3.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống.
- B. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật nổi lên.
- C. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật lơ lửng trong chất lỏng.
- D. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống đáy chất lỏng.
Câu 16: Cùng một vật được thả vào bốn bình đựng bốn chất lỏng khác nhau (hình dưới đây).
Hãy dựa vào hình vẽ và so sánh trọng lượng riêng của các chất lỏng.
- A. d4 > d1> d2 > d3.
-
B. d3 > d2 > d1 > d4.
- C. d1 > d2 > d3 > d4.
- D. d4 > d1 > d3 > d2.
Câu 17: Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì
-
A. lực đẩy Ác-si-mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
- B. lực đẩy Ác-si-mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
- C. lực đẩy Ác-si-mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đi giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.
- D. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
Câu 18: Khi lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng vật thì:
- A. Vật chìm xuống
-
B. Vật nổi lên
- C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
- D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng