Câu 1: Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
- A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J
- B. 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J
-
C. Để nâng 1kg rượu tăng lên 11 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J
- D. Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
Câu 2: Để đun nóng một vật có khối lượng 2 kg từ 20oC lên 150oC cần phải cung cấp một nhiệt lượng 119,6 kJ. Vật đó là
-
A. Thép.
- B. Chì.
- C. Đồng.
- D. Nhôm.
Câu 3: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, điều đó có nghĩa là :
-
A. để nâng 1kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
- B. để nâng 1kg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
- C. 1kg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.
- D. để nâng 1kg nước giảm đi 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
Câu 4: Khi cung cấp nhiệt lượng 8400 J cho 1 kg của một chất, thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 2oC. Chất này là
- A. rượu.
-
B. nước.
- C. đồng.
- D. nước đá.
Câu 5: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
- A. Q = m(t – t0)
- B. Q = mc(t0 – t)
- C. Q = mc
-
D. Q = mc(t – t0)
Câu 6: Một ấm đun nước bằng inox có khối lượng 0,7 kg chứa 3 lít nước ở 25oC. Biết nhiệt dung riêng của inox là 400 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước để đun sôi nước là
- A. 322 kJ.
-
B. 966 kJ.
- C. 945 kJ.
- D. 21 kJ.
Câu 7: Chọn phương án sai:
- A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
- B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
-
C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
- D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.
Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng
- B. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ của vật
- C. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Ba quả cầu có khối lượng bằng nhau, quả thứ nhất làm bằng đồng, quả thứ hai làm bằng thép, quả thứ ba làm bằng nhôm. Nhiệt lượng cần cung cấp cho mỗi quả để nóng lên thêm 50oC lần lượt là Q1,Q2,Q3. Nhận xét nào sau đây là đúng?
-
A. Q3>Q2>Q1.
- B. Q1>Q2>Q3.
- C. Q2>Q3>Q1.
- D. Q2>Q1>Q3.
Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
- A. J
- B. kJ
- C. calo
-
D. N/m2
Câu 11 : …….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)
-
A. Nhiệt dung riêng
- B. Nhiệt độ
- C. Nhiệt lượng
- D. Nội năng
Câu 12: Nhận xét nào sau đây là sai?
Nhiệt dung riêng của một chất
- A. cho biết nhiệt lượng cần truyền để 1 kg chất đó tăng thêm 1oC.
- B. có đơn vị là J/kg.K.
- C. phụ thuộc vào bản chất của chất đó.
-
D. phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất đó.
Câu 13: Nhiệt lượng không cùng đơn vị với
-
A. nhiệt độ
- B. nhiệt năng
- C. công cơ học
- D. cơ năng
Câu 14: Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:
- A. J/kg
- B. kg/J
-
C. J/kg.K
- D. kg/J.K
Câu 15: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm 15oC thì:
- A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
-
B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
- C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
- D. Không khẳng định được.
Câu 16: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 420 kJ. Nước nóng lên thêm
-
A. 10oC.
- B. 5oC.
- C. 1oC.
- D. 20oC.
Câu 17: Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 1kg nhôm và 1kg thép thêm 100C thì:
-
A. Khối nhôm cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
- B. Khối thép cần nhiều nhiệt lượng hơn khối nhôm.
- C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
- D. Không khẳng định được.
Câu 18: J/kg.K là đơn vị của đại lượng nào dưới đây:
- A. Nội năng
- B. Nhiệt lượng
-
C. Nhiệt dung riêng
- D. Nhiệt năng