Trắc nghiệm vật lí 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì ..., người ta nói cơ năng được bảo toàn.

  • A.Tăng lên
  • B.Không đổi
  • C.Giảm đi
  • D.Có thể tăng hoặc giảm

Câu 2: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

  • A. Động năng chuyển hóa thành thế năng
  • B. Thế năng chuyển hóa thành động năng
  • C. Không có sự chuyển hóa nào
  • D. Động năng giảm còn thế năng tăng

Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng cho hai phát biểu sau:

Phát biểu 1: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Phát biểu 2: Nếu khi một vật chuyển động, ở vị trí nào vật có động năng lớn nhất thì ở vị trí đó thế năng của nó sẽ nhỏ nhất.

  • A.Phát biểu 1 đúng, phát biểu 2 sai
  • B.Phát biểu 2 đúng, phát biểu 1 sai.
  • C. Phát biểu 1 và 2 đều sai.
  • D.Phát biểu 1 và 2 đều đúng.

Câu 4: Người ta ném một vật theo phương nằm ngang từ một độ cao nào đó cách mặt đất. Thế năng và động năng của vật thay đổi như thế nào từ lúc ném đến lúc vật chạm đất? 

  • A.Thế năng tăng dần, động năng giảm dần
  • B.Thế năng giảm dần, động năng tăng dần
  • C.Thế năng không đổi, động năng tăng dần
  • D.Thế năng giảm dần, động năng không đổi

Câu 5: Khi một vật rơi từ trên cao xuống, thế năng của vật giảm đi 20 J thì

  • A. động năng giảm đi 20 J.
  • B. động năng tăng thêm 20 J.
  • C. cơ năng tăng thêm 20 J.
  • D. cơ năng giảm đi 20 J.

Câu 6: Đại lượng nào sau đây không có đơn vị là jun?

  • A. Công suất.
  • B. Thế năng.
  • C. Động năng.
  • D. Công.

Câu 7: Quan sát trường hợp quả bóng rơi xuống mặt đất rồi nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Thế năng và động năng đều tăng.
  • B. Thế năng tăng, động năng giảm.
  • C. Thế năng giảm, động năng tăng.
  • D. Thế năng và động năng đều giảm.

Câu 8: Khi lên dây cót đồng hồ đã có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào ?

  • A.Có sự biến đổi từ thế năng hấp dẫn sang động năng
  • B.Có sự biến đổi từ động năng sang thế năng hấp dẫn
  • C.Có sự thực hiện công biến đổi thế năng đàn hồi
  • D.Có sự thực hiện công biến đổi thế năng hấp dẫn

Câu 9: Khi nước từ trên đập cao chảy xuống thì năng lượng nào chuyển hoá thành năng lượng nào?

  • A.Thế năng chuyển hoá thành động năng.
  • B.Động năng chuyển hoá thành thế năng.
  • C.Không có sự chuyển hóa năng lượng
  • D.Cả 2 đáp án đều đúng

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
  • B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
  • C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn
  • D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại

Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự bảo toàn cơ năng

  • A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
  • B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
  • C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
  • D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn

Câu 12: Một con lắc đang dao động từ vị trí A sang vị trí C và ngược lại (hình dưới đây). Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

  • A. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí B.
  • B. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí A.
  • C. Khi con lắc chuyển động từ A về C, động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
  • D. Khi con lắc chuyển động từ C đến B, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

Câu 13: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có mốc thế năng lớn nhất?

  • A. Vị trí A
  • B. Vị trí B
  • C. Vị trí C
  • D. Vị trí D 

Câu 14: Động năng chuyển dần thành các dạng năng lượng khác trong trường hợp

  • A. vật được kéo cho chuyển động nhanh dần.
  • B. vật trượt từ chân mặt phẳng nghiêng lên cao.
  • C. vật rơi từ trên cao xuống.
  • D. vật bắt đầu chuyển động,

Câu  15: Trong quá trình cơ học của một vật, đại lượng nào sau đây được bảo toàn?

  • A. Thế năng đàn hồi.
  • B. Cơ năng.
  • C. Thế năng hấp dẫn.
  • D. Động năng.

Câu 16: Một vận động viên đẩy tạ ném quả tạ bay lên cao rồi rơi xuống. Khi quả tạ chuyển động thì

  • A. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
  • B. động năng chuyển dần thành thế năng.
  • C. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
  • D. thế năng chuyển dần thành động năng.

Câu 17: Quan sát quá trình dao động của con lắc, hãy cho biết có các dạng năng lượng nào đang chuyển hóa lẫn nhau?

  • A. Cơ năng và nhiệt năng.
  • B. Động năng và thế năng.
  • C. Thế năng và nhiệt năng.
  • D. Động năng và nhiệt năng.
Câu 18: Đưa một vật có khối lượng m lên độ cao 20m. Ở độ cao này vật có thế năng 600J. Xác định trọng lực tác dụng lên vật
  • A.50N
  • B.40N
  • C.30N
  • D.20N

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.