Trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 8 chương 2: Nhiệt học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vì sao nước biển có vị mặn?

  • A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
  • B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
  • C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
  • D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 2: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
  • B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
  • C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
  • D. Một cách giải thích khác.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

  • A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

  • B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

  • C. Cát được trộn lẫn với ngô.
  • D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Câu 4: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

  • A. xảy ra nhanh hơn

  • B. xảy ra chậm hơn
  • C. không thay đổi

  • D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  • A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

  • B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  • C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

  • D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 6: Nhiệt lượng là

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

  • C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

  • D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 7: Chọn câu sai:

  • A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

  • B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

  • C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

  • D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 8: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

  • B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

  • C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
  • D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 9: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 10: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 11: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

  • A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
  • B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
  • C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
  • D. Không khẳng định được.

Câu 12: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

  • A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
  • B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.
  • C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
  • D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu 13: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.
  • B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.
  • C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
  • D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Câu 14: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • B. Động năng và thế năng đều tăng.
  • C. Động năng và thế năng đều giảm.
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 15: Động cơ của một máy bay có công suất $2.10^{6}$ W và hiệu suất 32%. Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là $4,6.10^{7}$ J/kg.

  • A. 2,10 giờ
  • B. 2,04 giờ
  • C. 2,15 giờ
  • D. 2,06 giờ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.