Câu 1: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?
-
A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.
- B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.
- C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.
- D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 2: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?
- A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.
-
B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
- C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
- D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 3: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
-
A. Khối lượng của vật
-
B. Nhiệt độ của vật
-
C. Thể tích của vật
-
D. Trọng lượng riêng của vật
Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây?
-
A. Chất khí
-
B. Chất lỏng
-
C. Chất rắn
-
D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí
Câu 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 6: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:
-
A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
-
B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
-
C. Từ cơ năng sang cơ năng.
-
D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 7: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
-
A. Là sự thay đổi thế năng.
-
B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng ta va chạm vào nhau.
-
C. Là sự thay đổi nhiệt độ.
-
D. Là sự thực hiện công.
Câu 8: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
-
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
-
B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
-
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
-
D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 9: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
-
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
-
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
-
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
-
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 10: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
-
A. Sự đối lưu.
-
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
-
C. Sự bức xạ.
-
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 11: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
-
A. 5040 kJ
-
B. 5040 J
-
C. 50,40 kJ
-
D. 5,040 J
Câu 12: Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:
-
A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.
-
B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.
-
C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.
-
D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
-
A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
-
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
-
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
-
D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
Câu 14: Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 1/2 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
-
A. 50 J
-
B. 100 J
-
C. 200 J
-
D. 600 J
Câu 15: Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là $700 kg/m^{3}$.
-
A. 100,62 km
-
B. 63 km
-
C. 45 km
-
D. 54 km