Câu 1: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng?
- A. Một chiếc lá rơi từ trên xuống
- B. Bánh xe khi xe đang chuyển động
-
C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống
- D. Một viên đá được ném theo phương nằm ngang
Câu 2: Máy bay chở khách đang bay trên bầu trời. Ta nói máy bay đang chuyển động với vật mốc là:
- A. Phi công lái máy bay
- B. Hành khách ngồi trên máy bay
-
C. Sân bay
- D. Ghế máy bay
Câu 3: Chọn phát biểu đúng:
-
A. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động
- B. Vận tốc cho biết quãng đường đi được
- C. Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc
- D. Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác
Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng?
-
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động
- B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động
- C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc
- D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó
Câu 5: Hai bến sông A và B cách nhau 24km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một cano đi từ A đến B mất 1h. Cũng với cano đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của cano là không đổi.
- A. 1h30p
- B. 1h15p
-
C. 2h
- D. 2,5h
Câu 6: Áp lực là gì?
-
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- B. Lực ép có phuowg song song với mặt bị ép
- C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì
- D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Câu 7: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào. Tại sao?
- A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn
-
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào
- C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ, vì vậy đinh khó vào hơn
- D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được
Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
-
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
- C. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép
- C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỷ lệ nghịch với độ sâu
- D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 9: Áp suất khí quyển bằng 76cmHg đổi ra là:
- A. 76 N/m$^{2}$
- B. 760N/m$^{2}$
-
C. 103360 N/m$^{2}$
- D. 10336000 N/m$^{2}$
Câu 10: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 16m, khối lượng 100 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 4m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.
-
A. 750N và 250N
- B. 850N và 250N
- C. 750N và 350N
- D. 850N và 350N
Câu 11: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 2,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:
- A. 2,7N
- B. 2,2N
- C. 4,9N
-
D. 0,5N
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
-
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ
- B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
- C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi
- D. Uống nước trong cốc bằng ống hút
Câu 13: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p= d.h vì:
- A. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng
- B. Vì khí quyển có độ cao rất lớn
-
C. Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển là thay đổi
- D. Vì khí quyển rất nhẹ
Câu 14: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?
- A. Cùng chiều với trọng lực
- B. Tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương
-
C. Có điểm đặt ở vật
- D. Luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật
Câu 15: Trong các câu sau đây, câu nào là không đúng?
- A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
-
B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
- C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.
- D. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.
Câu 16: Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
- A. 1 giờ
-
B. 1,5 giờ
- C. 2 giờ
- D. 2,5 giờ
Câu 17: Hai người đi bộ ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc. Người thứ nhất đi từ A, người thứ hai đi từ B và đi nhanh hơn người thứ nhất. Họ gặp nhau lần đầu tại một điểm cách A 8km và tiếp tục đi không nghỉ. Sau khi gặp nhau người thứ nhất đi tới B thì ngay lập tức quay trở lại A và người thứ hai đi tới A cũng ngay lập tức quay ngược trở lại. Khi ở cách B 5km thì họ gặp nhau lần thứ hai. Tính quãng đường AB.
- A. 15km
-
B. 14,5km
- C. 15,5km
- D. 14km
Câu 18: Bến A và bến B cùng nằm trên một con sông, cách nhau 42km. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B trong 2 giờ 48 phút và ngược dòng từ B về A hết 4 giờ 48 phút. Vận tốc của dòng nước là:
-
A. 3,125km/h
- B. 3,45km/h
- C. 3,675km/h
- D. 3,845km/h
Câu 19: Một chiếc thuyền cao tốc đi từ bến A đến bến B. Trong 2/3 thời gian đầu vận tốc của thuyền là v1 = 45km/h, thời gian còn lại thuyền chuyển động với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để vận tốc trung bình của nó trên cả quãng đường AB là v = 48km/h?
-
A. 54 km/h
- B. 55km/h
- C. 65km/h.
- D. 60km/h
Câu 20: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m so với mực nước biển là:
- A. 748 mmHg
-
B. 693,3 mmHg
- C. 663 mmHg
- D. 960 mmHg
Câu 21: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng trường là:
- A. Chuyển động thẳng
- B. Chuyển động cong
- C. Chuyển động tròn
-
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 22: Một vật chuyển động đều thì
- A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
- B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
-
C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
- D. vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
- A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
- B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
- C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
-
D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 24: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
- A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
-
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
- C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
- D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 25: Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
- A. P = 92,5W
-
B. P = 91,7W
- C. P = 90,2W
- D. P = 97,5W