Trắc nghiệm vật lí 8 bài 7: Áp suất (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 bài 7: Áp suất (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Đơn vị đo áp suất là gì?

  • A. Niutơn (N)
  • B. Niutơn mét (N.m)
  • C. Niutơn trên mét (N/m)
  • D. Niutơn trên mét vuông (N/m2)

Câu 2: Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 3: Cho hình vẽ bên, trường hợp nào áp suất tác dụng lên sàn lớn nhất? Các trường hợp được tính từ trái qua phải.

  • A. Trường hợp 1       
  • B. Trường hợp 2
  • C. Trường hợp 3       
  • D. Trường hợp 4

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?

  • A. N/m2
  • B. Pa
  • C. N/m3
  • D. kPa

Câu 5: Bạn Hà nặng 45 kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005 m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là

  • A. 900 000 N/m2
  • B. 90 000 N/m2
  • C. 450 000 N/m2
  • D. 45 000 N/m2

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực?

  • A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
  • B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
  • C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.

Câu 7: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?

  • A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
  • B. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
  • C. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
  • D. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

Câu 8: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B. Giảm diện tích bị ép.
  • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Câu 9: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A. p = F/S      
  • B. p = F.S      
  • C. p = P/S       
  • D. p = d.V

Câu 10: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
  • B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
  • C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
  • D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 11: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A. p = 20000N/m2
  • B. p = 2000000N/m2
  • C. p = 200000N/m2
  • D. Là một giá trị khác

Câu 12: Một học sinh dứng thẳng hai chân lên sàn lớp, gây ra một áp suất lên sàn là 14 000 N/m2, biết diện tích tiếp xúc của một bàn chân là 1,5 dm2, khối lượng của học sinh đó là:

  • A. 43 kg.
  • B. 41 kg.
  • C. 42 kg.
  • D. 40 kg.

Câu 13: Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ. Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xêp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?

  • A. Tại vị trí 1.
  • B. Tại vị trí 2.
  • C. Tại vị trí 3.
  • D. Tại ba vị trí áp lực như nhau.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?

  • A. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
  • B. Người đứng co một chân.
  • C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
  • D. Người đứng cả hai chân.

Câu 15: Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có:

  • A. p2 = 1,2p1.
  • B. p1 = p2.
  • C. p2 = 1,44p1.
  • D. p= 1,2p2.

Câu 16: Niu tơn (N) là đơn vị của:

  • A. Áp lực
  • B. Áp suất
  • C. Năng lượng
  • D. Quãng đường

Câu 17: Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 18: Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:

  • A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Đơn vị của áp suất là N
  • C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
  • D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của áp suất

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.