Câu 1: Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?
- A.Năng lượng của đinh
-
B.Năng lượng của búa
- C.Năng lượng của miếng gỗ
- D.Tất cả đều đúng
Câu 2: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- A. Khối lượng
-
B. Độ biến dạng của vật đàn hồi
- C. Khối lượng và chất làm vật
- D. Vận tốc của vật
Câu 3: Trong số các vật làm bằng cùng một chất và chuyển động với độ lớn vận tốc như nhau, vật có động năng lớn hơn là vật có
-
A. khối lượng lớn hơn.
- B. quỹ đạo chuyển động ở cao hơn.
- C. bề mặt nhẵn hơn.
- D. thể tích nhỏ hơn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- B. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.
-
C. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.
- D. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Câu 5: Một vật nặng được móc vào một đầu lò xo treo cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?
- A.Động năng và thế năng hấp dẫn
- B.Chỉ có thế năng hấp dẫn
- C.Chỉ có thế năng đàn hồi
-
D.Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng
-
A. Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.
- B. Vật có cơ năng khi vật có khối lượng lớn.
- C. Vật có cơ năng khi vật có tính ì lớn.
- D. Vật có cơ năng khi vật có đứng yên.
Câu 7: Một con lắc đang dao động từ vị trí A sang vị trí C và ngược lại. Nếu lấy mốc tính độ cao là mặt đất và bỏ qua ma sát với không khí thi tại điểm A và điểm C, con lắc :
- A.có cơ năng bằng không
-
B.chỉ có thế năng hấp dẫn
- C.chỉ có động năng
- D.có cả động năng và thế năng hấp dẫn
Câu 8: Thế năng đàn hồi của lò xo càng lớn khi lò xo
- A. càng dài.
- B. có khối lượng càng lớn.
-
C. có độ biến dạng càng lớn.
- D. ở càng cao.
Câu 9: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của
- A.mũi tên
-
B.cánh cung.
- C.tay người
- D.tất cả đều đúng
Câu 10: Cơ năng gồm hai dạng là
-
A. Động năng và thế năng.
- B. Động năng và nội năng.
- C. Thế năng và nội năng.
- D. Thế năng và nhiệt năng.
Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
-
A. Con chim đang bay lượn trên trời.
- B. Xe đạp đang chuyển động lên dốc.
- C. Chiếc bàn đang đứng yên trên sàn nhà.
- D. Một ô tô đang chuyển động trên đường
Câu 12: Đưa một vật có khối lượng m lên độ cao 20m. Ở độ cao này vật có thế năng 600J .Xác định trọng lực tác dụng lên vật
- A.10N
- B.20N
-
C.30N
- D.40N
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Động năng của vật không thay đổi khi vật đang chuyển động đều.
- B. Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động.
- C. Vật có động năng có khả năng sinh công.
-
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc chuyển động.
Câu 14: Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi. Tính công của vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất?
-
A.10mh
- B.5mh
- C.20mh
- D.2mh
Câu 15: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
-
A. Chiếc bàn nằm yên trên sàn nhà.
- B. Quả táo trên cành cây.
- C. Chiếc máy bay đang bay trên trời.
- D. Một người đứng trên tầng ba của một tòa nhà.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A.Cơ năng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
-
B.Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn
- C.Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn
- D.Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao
Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây vật có động năng?
- A. Vật được giữ ở trên cao.
- B. Quả bóng cao su bị bóp lại.
- C. Cốc nước nóng.
-
D. Quả cầu lăn trên mặt đất.
- A.Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động
- B.Vật có động năng có khả năng sinh công
- C.Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều
-
D.Động năng của vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật, không phụ thuộc vào khối lượng của vật