Câu 1: Đổi $\frac{4\pi }{5}$ rad sang độ bằng:
- A. $114^{\circ}$
-
B. $144^{\circ}$
- C. $104^{\circ}$
- D. $141^{\circ}$
Câu 2: Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ 30 phút, kim phút quét một góc lượng giác bao nhiêu độ?
- A. $-1060^{\circ}$
- B. $-1160^{\circ}$
-
C. $-1260^{\circ}$
- D. $-1360^{\circ}$
Câu 3: Số đo của cung $37^{\circ}15'$ đổi ra radian (lấy đến ba chữ số thập phân) là:
- A. 0,384
- B. 0,414
- C. 0,593
-
D. 0,652
Câu 4: Trên đường tròn lượng giác, cho cung lượng giác AM có số đo là -6,32, với điểm đầu A(1;0). Điểm cuối M nằm trong góc phần tư nào của đường tròn lượng giác:
- A. Góc phần tư thứ I
-
B. Góc phần tư thứ II
- C. Góc phần tư thứ III
- D. Góc phần tư thứ IV
Câu 5: Tìm số x ($0\leq x<2\pi $) và số nguyên k sao cho a = x + k2$\pi $, biết $a=\frac{13}{4}\pi $:
-
A. $x=\frac{5\pi }{4},k=1$
- B. $x=\frac{\pi }{4},k=1$
- C. $x=\frac{3\pi }{4},k=\frac{1}{2}$
- D. $x=5\pi ,k=\frac{1}{2}$
Câu 6: Đổi $40^{\circ}25'$ sang radian bằng:
- A. 0,5054
- B. 0,2004
- C. 0,1324
-
D. 0,7054
Câu 7: Cho số đo các góc lượng giác: (Oa, Ob) = $120^{\circ}$, (Ob, Oc) = $75^{\circ}$. Theo hệ thức Chasles, số đo góc lượng giác (Oa, Oc) bằng:
- A. $-135^{\circ}$
- B. $-145^{\circ}$
- C. $-155^{\circ}$
-
D. $-165^{\circ}$
Câu 8: Hình biểu diễn trên đường tròn lượng giác góc lượng giác có số đo $390^{\circ}$ là:
-
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 9: Góc lượng giác $\frac{23\pi }{5}$ KHÔNG cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác với góc lượng giác nào sau đây:
- A. $\frac{13\pi }{5}$
- B. $\frac{-7\pi }{5}$
-
C. $\frac{12\pi }{5}$
- D. $\frac{3\pi }{5}$
Câu 10: Cho $a=\frac{\pi }{2}+k2\pi$. Tìm k để $ 10\pi <a<11\pi $:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
-
D. 5
Câu 11: Đổi $63^{\circ}48'$ sang radian:
- A. 1,104
-
B. 1,114
- C. 1,124
- D. 1,134
Câu 12: Cho $a=\frac{\pi }{3}+k2\pi $ $(k\in \mathbb{Z})$. Tìm k để $a\in (19;27)$?
- A. k = {1;2}
- B. k = {2;3}
-
C. k = {3;4}
- D. k = {4;5}
Câu 13: Góc lượng giác nào sau đây có cùng điểm cuối với góc $\frac{7\pi }{4}$:
-
A. $\frac{-\pi }{4}$
- B. $\frac{\pi }{4}$
- C. $\frac{3\pi }{4}$
- D. $\frac{-3\pi }{4}$
Câu 14: Góc $\frac{\pi }{9}$ có số đo độ là:
- A. $18^{\circ}$
- B. $36^{\circ}$
-
C. $20^{\circ}$
- D. $12^{\circ}$
Câu 15: Có mấy điểm biểu diễn cung lượng giác có số đo $x=\frac{k\pi }{3}$ ($k\in \mathbb{Z}$):
- A. 3
- B. 4
- C. 5
-
D. 6
Câu 16: Điểm biểu diễn cung lượng giác $-750^{\circ}$ trùng với điểm biểu diễn cung lượng giác nào sau đây:
- A. $45^{\circ}$
-
B. $-30^{\circ}$
- C. $30^{\circ}$
- D. $-45^{\circ}$
Câu 17: Hình dưới đây biểu diễn cung lượng giác có số đo là:
- A. $\frac{\pi }{3}$
- B. $\frac{5\pi }{3}$
- C. $\frac{\pi }{4}$
-
D. $\frac{5\pi }{4}$
Câu 18: Cho góc lượng giác (Ou,Ov) có số đo $-1955^{\circ}$. Số đo góc hình học $\widehat{uOv}$ bằng:
-
A. $165^{\circ}$
- B. $166^{\circ}$
- C. $167^{\circ}$
- D. $168^{\circ}$
Câu 19: Cho số đo cung AM bằng $1975^{\circ}+k360^{\circ}$, điểm cuối của cung lượng giác AM nằm trong góc phần tư:
- A. Góc phần tư thứ I
-
B. Góc phần tư thứ II
- C. Góc phần tư thứ III
- D. Góc phần tư thứ IV
Câu 20: Các góc lượng giác nào sau đây có cùng tia cuối:
- A. $\frac{10\pi }{3}$; $\frac{22\pi }{3}$; $\frac{28\pi }{3}$
- B. $-75^{\circ}$; $-435^{\circ}$; $645^{\circ}$
-
C. $30^{\circ}$; $330^{\circ}$; $390^{\circ}$
- D. $\frac{\pi }{6}$; $\frac{13\pi }{6}$; $\frac{25\pi }{6}$
Câu 21: Cho cung lượng giác có số đo $x=-\frac{\pi }{3}+\frac{k\pi }{4}$ với k là số nguyên tùy ý. Có bao nhiêu giá trị k thỏa mãn $x\in $ ($-\frac{3\pi }{5};4\pi $]?
- A. 18
-
B. 19
- C. 20
- D. 21
Câu 22: Đổi số đo của góc -4 ra độ:
- A. $-1260^{\circ}38'$
-
B. $-2260^{\circ}48'$
- C. $-2260^{\circ}49'$
- D. $-1260^{\circ}48'$
Câu 23: Đổi số đo của góc $3,56\pi $ ra độ:
-
A. $640^{\circ}48'$
- B. $650^{\circ}48'$
- C. $640^{\circ}68'$
- D. $650^{\circ}68'$
Cấu 24: Cho bốn cung (trên cùng một đường tròn): $\alpha =\frac{\pi }{3}$, $\beta =\frac{10\pi }{3}$, $\gamma =\frac{-5\pi }{3}$, $\delta =\frac{-7\pi }{3}$. Các cung có điểm cuối trùng nhau là:
- A. $\alpha$ và $\beta $
-
B. $\alpha $ và $\gamma $
- C. $\alpha $ và $\delta $
- D. $\beta $ và $\delta $
Câu 25: Cho góc lượng giác (OA; OB) có số đo bằng $\frac{\pi }{12}$. Trong các số sau đây, số nào là số đo của một góc lượng giác có cùng tia đầu, tia cuối với góc lượng giác (OA; OB)?
- A. $\frac{13\pi }{12}$
- B. $\frac{-25\pi }{12}$
-
C. $\frac{49\pi }{12}$
- D. $\frac{19\pi }{12}$
Câu 26: Trên đường tròn lượng giác, cho cung lượng giác AM có số đo -8,18. Hỏi M nằm ở góc phần tư thứ mấy?
- A. Góc phần tư thứ I
- B. Góc phần tư thứ II
-
C. Góc phần tư thứ III
- D. Góc phần tư thứ IV
Câu 27: Cho góc lượng giác (Ou; Ov) có số đo bằng $-2550^{\circ}$, số đo của góc hình học uOv bằng:
-
A. $30^{\circ}$
- B. $45^{\circ}$
- C. $60^{\circ}$
- D. $90^{\circ}$
Câu 28: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- A. Góc lượng giác (Ou; Ov) có số đo dương thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu và tia cuối với nó có số đo dương
- B. Góc lượng giác (Ou; Ov) có số đo dương thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu và tia cuối với nó có số đo âm
-
C. Hai góc hình học uOv; u'Ov' bằng nhau thì số đo của các góc lượng giác (Ou; Ov) và (Ou'; Ov') sai khác nhau bội nguyên $2\pi $
- D. Số đo (Ou; Ov) = $\frac{11\pi }{6}$ và số đo (Ou'; Ov') = $\frac{-13\pi }{6}$ thì góc uOv = u'Ov'
Câu 29: Góc $-120^{\circ}$ có số đo radian là:
-
A. $\frac{-2\pi }{3}$
- B. $\frac{-\pi }{3}$
- C. $\frac{-5\pi }{6}$
- D. $\frac{-\pi }{6}$
Câu 30: Đổi số đo $\frac{68\pi }{5}$ rad thành số đo độ ta được:
- A. $2484^{\circ}$
- B. $4896^{\circ}$
-
C. $2448^{\circ}$
- D. $4243^{\circ}$