NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các công việc hàng ngày chúng ta cần làm gì để có hiệu quả?
-
A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc
- B. Nhờ người khác làm giúp công việc
- C. Thuê người khác làm thay công việc của mình
- D. Gặp công việc nào làm công việc đó
Câu 2: Khi một công việc lớn có nhiều việc nhỏ chúng ta cần làm gì để công việc dễ dàng thực hiện hơn?
- A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc nhỏ
- B. Tìm hướng giải quyết công việc lớn luôn
-
C. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ và lên kế hoạch giải quyết từng công việc nhỏ để hoàn thành công việc lớn
- D. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ
Câu 3: Trong các câu sau đây câu nào đúng?
- A. Bài toán là một vấn đề phải giải quyết bằng tính toán.
- B. Bài toán là một nhiệm vụ cần hoàn thành, đã xác định rõ ràng đầu vào
- C. Thuật toán là cách để tính toán nhanh
-
D. Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.
Câu 4: Khi các công việc sắp xếp lộn xộn thì em cần làm gì?
- A. Thực hiện công việc theo thứ tự đó
-
B. Cần sắp xếp lại theo một trình tự đảm bảo tính khoa học và logic để công việc có thể thực hiện được
- C. Tìm các các công việc dễ để thực hiện trước
- D. Bỏ qua công việc không cần thực hiện
Câu 5: Thuật toán có thể được mô tả bằng:
- A. ngôn ngữ viết
- B. ngôn ngữ kí hiệu
- C. ngôn ngữ logic toán học
-
D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối
Câu 6: Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?
- A. Input
- B. Output
-
C. Input và Output
- D. Không có thành phần nào
Câu 7: Input là gì?
- A. Thuật toán
- B. Bài toán
-
C. Thông tin vào
- D. Chương trình
Câu 8: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
- A. Một bản nhạc hay.
- B. Một bức tranh đầy màu sắc.
-
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
- D. Một bài thơ lục bát.
Câu 9: Output là gì?
-
A. Thông tin ra
- B. Thông tin vào
- C. Thuật toán
- D. Chương trình
Câu 10: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu nào đúng:
- A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán
- B. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán
-
C. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán
- D. Đầu vào của bài toán khác với đầu vào của thuật toán
Câu 11: Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước
Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi
Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu
Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm
Các bước trên được gọi là:
- A. Bài toán
- B. Người lập trình
- C. Máy tính điện tử
-
D. Thuật toán
Câu 12: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:
-
A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
- B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển
- C. một bài hát mang âm điệu dân gian
- D. một bản nhạc tình ca
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
- B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
-
C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
- D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
Câu 14: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc tính tổng 2 số 3 và 5 bằng máy tính bỏ túi
(1) nhấn dấu + (2) nhấn số 5
(3) Nhấn số 3 (4) nhấn =
Sắp xếp đúng các bước thực hiện là:
- A. 2 – 4 – 3 – 2
-
B. 3 – 1 – 2 – 4
- C. 2 – 3 – 1 – 4
- D. 2 – 1 – 4 – 3
Câu 15: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:
- A. hai số a, b
-
B. số lớn hơn
- C. số bé hơn
- D. số bằng nhau
Câu 16: “Thuật toán nhân đôi số a”. Đầu ra là:
- A. Số a
- B. giá trị a
-
C. giá trị 2 x a
- D. giá trị 4 x a
Câu 17: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc pha trà mời khách
(1) Rót nước sôi vào ấm đợi khoảng 3-4 phút
(2) Tráng ấm chén bằng nước sôi
(3) Rót trà ra chén mời khách
(4) Cho trà vào ấm
Trật tự các bước thực hiện đúng:
- A. 3 -> 1 -> 2 -> 4
- B. 3 -> 2 -> 1 -> 4
-
C. 3 -> 2 -> 4 -> 1
- D. 3 -> 4 -> 1 -> 2
Câu 18: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:
(1) Rửa sạch bàn chải.
(2) Súc miệng.
(3) Chải răng.
(4) Cho kem đánh răng vào bàn chải.
Trật tự sắp xếp đúng là:
- A. (1) (2) (3) (4)
-
B. (4) (3) (2) (1)
- C. (2) (3) (1) (4)
- D. (4) (2) (1) (3)
Câu 19: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Có thuật toán được mô tả bằng cách liệt kê như sau:
Bước 1 : Nhập a, b.
Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.
Bước 3 : Gán x ← -b/a, rồi qua bước 4.
Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.
Hãy cho biết thuật toán này tính gì?
-
A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất
- B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.
- C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b.
- D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.
Câu 20: Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?
- A. Đánh răng.
- B. Thay quần áo.
- C. Đi tắm.
-
D. Ra khỏi giường.
Câu 21: Ai là cha đẻ của thuật toán:
- A. Antonio Meucci
- B. Philo Farnsworth
-
C. Alan Mathison Turing
- D. Nicholas-Joseph Cugnot
Câu 22: Điền từ vào chỗ chấm: …… là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
- A. Phần mềm máy tính
- B. Bài toán
-
C. Chương trình máy tính
- D. Một đáp án khác
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng:
- A. Bài toán là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
- B. Chỉ có một ngôn ngữ lập trình được tạo ra để viết chương trình dành cho máy tính.
-
C. Mỗi chương trình máy tính là một bản mô tả các việc cần làm mà máy tính có thể làm được theo từng bước để giải quyết một bài toán cụ thể.
- D. Hiện nay máy tính đã trực tiếp hiểu được ngôn ngữ của con người
Câu 24: Trong các câu sau, câu nào sai:
- A. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
-
B. Thuật toán có câu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào
- C. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán
- D. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự
Câu 25: Cấu trúc tuần tự là gì?
- A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
-
B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
- C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
- D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Câu 26: Câu nào dưới đây là đúng?
- A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu trúc lặp
- B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc lặp
- C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
-
D. “Tính diện tích lá cờ tổ quốc có hình chữ nhật” có chứa cấu tuần tự
Câu 27: “Tính giá trị tổng của a và b” có chứa cấu trúc nào?
-
A. Cấu trúc tuần tự
- B. Cấu trúc nhánh dạng thiếu
- C. Cấu trúc nhánh dạng đủ
- D. Cấu trúc lặp
Câu 28: Trong bài toán “Cho N và M. Tìm bội chung nhỏ nhất của chúng”. Đầu ra của bài toán là:
- A. N và M
-
B. Bội chung nhỏ nhất
- C. N và Bội chung nhỏ nhất
- D. N, M và bội chung nhỏ nhất
Câu 29: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: ' Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi."
Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
-
A. Cấu trúc tuần tự.
- B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
- C. Cấu trúc lặp.
- D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 30: Bài toán: Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng, cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Đầu vào của bài toán là:
- A. Chiều rộng b
- B. Chiều dài a
- C. Đường kính c
-
D. Chiều dài a, chiều rộng b
Câu 31: Bài toán: Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng, cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Đầu ra của bài toán là:
- A. Diện tích hình chữ nhật
- B. Diện tích hai nửa hình tròn
-
C. Diện tích sân vận động
- D. Diện tích hình chữ nhật, diện tích hai nửa hình tròn và diện tích sân vận động.
Câu 32: Cho bài toán: Tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh”. Hãy cho biết đầu ra của bài toán là gì?
- A. Tổng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
- B. Điểm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
-
C. Điểm trung bình cộng ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
- D. Điểm trung bình cộng môn Toán và Ngữ văn
Câu 33: Cách làm salad cá ngừ:
1. Cá ngừ dằm nhỏ
2. Đổ sốt mayonnaise ra bát, thêm nước cốt chanh, muối tiêu và trộn đều
3. Rửa sạch rau xà lách, để ráo rồi cắt nhỏ
4. Cà chua thái lát. Hành tây bóc vỏ thái khoanh mỏng
5. Cho xà lách, hành tay, quả ô liu, cá ngừ vào tô lớn, rưới nước sốt lên rồi trộn đều, thêm vài lát cà chua để trang trí là có thể dùng được.
Em hãy cho biết, Input của bài toán là gì?
- A. Các bước thực hiện
-
B. Các loại nguyên liệu
- C. Cá ngừ
- D. Salad cá ngừ
Câu 34: Cho các bước sau:
1. Nhập giá trị a, giá trị b, giá trị c.
2. Trung bình cộng ← Tổng : 3
3. Thông báo giá trị Trung bình cộng.
4. Tổng ← a + b + c.
Các bước mô tả thuật toán đúng:
- A. (1) – (2) – (4) – (3)
-
B. (1) – (4) – (2) – (3)
- C. (1) – (3) – (4) – (2)
- D. (1) – (2) – (3) – (4)
Câu 35: Cho các bước sau:
(1) Vệ sinh giẻ và chậu rửa.
(2) Rửa xà phòng
(3) Dọn sạch thực phẩm thừa
(4) Tráng lại bằng nước sạch
Trình tự đúng để rửa bát:
- A. (1) -> (3) -> (2) -> (4)
- B. (1) -> (2) -> (3) -> (4)
-
C. (3) -> (2) -> (1) -> (4)
- D. (2) -> (3) -> (1) -> (4)
Câu 36: Sắp xếp các bước để mô tả đúng thuật toán tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của nó:
(1) Tìm bán kính hình tròn r = C : 2 : π ( dựa theo công thức C = r * 2π)
(2) gọi C là chu vi, r là bán kính hình tròn
(3) Tính diện tích hình tròn, gọi A là diện tích hình tròn, ta có A = π .r2
- A. (3) -> (1) -> (2)
-
B. (2) - > (1) -> (3)
- C. (1) -> (2) -> (3)
- D. (2) -> (3) -> (1)
Câu 37:Trong quá trình hiện cấu trúc rẽ nhánh, khi điều kiện thỏa mãn thì đó là:
-
A. Nhánh đúng
- B. Nhánh sai
- C. Hết nhánh
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 38:Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, ta quy ước sử dụng cặp từ khóa:
-
A. “Nếu……trái lại”
- B. “Nếu ……thì”
- C. “Nếu …..có”
- D. “Nếu…... lại”
Câu 39: Ta sử dụng cấu trúc lặp khi:
- A. Liệt kê các bước theo trình tự thực hiện
-
B. Có một vài thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện
- C. Có các trường hợp khác nhau cần xem xét trong quá trình thực hiện
- D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng
Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng?
-
A. trong cấu trúc lặp, mỗi bước phải được thực hiện nhiều hơn một lần
- B. Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết trước luôn có thể chuyển thành cấu trúc lặp với kiểm ta điều kiện lặp
- C. trong cấu trúc lặp, điều kiện lặp có thể đúng ngay từ đầu
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai