Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
-
A. Có độ tin cậy cao, đem tại hiểu biết cho con người.
-
B. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu
-
C. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu
-
D. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
Câu 2. Bảng chỉ dẫn là:
-
A. Vật mang tin
-
B. Thông tin
-
C. Dữ liệu
-
D. Vật mang tin, thông tin và dữ liệu
Câu 3: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
-
A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;
-
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;
-
C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;
-
D .Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
Câu 4: Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết trước những gì?
-
A. Biết con cua có tám cẳng, hai càng chỉ bò ngang
-
B. Không thấy con vật nào khác (như: trâu, bò, lợn, gà…) có những đặc điểm nêu trên
-
C. Câu A đúng, câu B sai
-
D. Cả câu A và câu B đều đúng
Câu 5. Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì?
-
A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không
-
B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được
-
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì
-
D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa;
Câu 6. Mắt không thể tiếp nhận thông tin từ dữ liệu nào sau đây?
-
A. Đàn kiến “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
-
B. Rác bẩn vứt trên sân trường
-
C. Vi khuẩn Ecoli gây bệnh lị lẫn trong thức ăn
-
D. Màu sắc của những bông hoa
Câu 7: Cho thông tin: Chú cảnh sát thổi còi và giơ gậy làm hiệu khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ. Em hãy cho biết thông tin đó có dạng gì?
-
A. Hình ảnh
-
B. Âm thanh
-
C. Hình ảnh và âm thanh
-
D. Chữ và âm thanh
Câu 8. Con người không trao đổi thông tin dạng……
-
A. Mùi vị, Xúc giác
-
B. Cử chỉ, hành động
-
C. Màu sắc
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Có bao nhiêu dạng dữ liệu?
-
A. 2 dạng
-
B. 3 dạng
-
C. 4 dạng
-
D. 5 dạng
Câu 10: Tại sao học sinh cần phải ghi chép sau khi nghe thầy cô giảng bài, phóng viên phải ghi chép vào sổ, ghi âm khi phỏng vấn?
-
A. Vì thông tin dễ bị thất thoát
-
B. Vì ghi vào máy ghi âm, vở để lưu trữ lâu dài
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Trong khi điều tra, cảnh sát đã phán đoán, suy luận để chửng minh tội phạm. Hành động đó được gọi là:
-
A. Thu nhận thông tin
-
B. Xử lí thông tin
-
C. Truyền thông tin
-
D. Lưu trữ thông tin
Câu 12: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên" rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
a) Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
b) Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
c) Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên".
d) Bạn An tóm tắt câu chuyện.
-
A. d – c – a – b
-
B. b – c – a – d
-
C. c - b - d – a
-
D. c – d – b – a
Câu 13: Hiện nay, con người có thể tính toán hàng tỉ phép tính trong một giây nhờ vào:
- A. Điện thoại
-
B. Tính nhẩm
-
C. Máy tính
-
D. Bẩm sinh
Câu 14: Công việc nào sau đây máy tính không làm được:
-
A. Tính toán
-
B. Vẽ tranh
-
C. May quần áo
-
D. Viết nhạc, chơi nhạc
Câu 15: Thao tác của máy tính nhanh hơn con người là: Chọn đáp án không đúng:
-
A. Thu nhận thông tin hình ảnh
-
B. Xử lí thông tin
-
C. Tính toán
-
D. Nghiên cứu khoa học
Câu 16: Thiết bị số nào thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe)?
-
A. Máy ảnh số.
-
B. Điện thoại thông minh.
-
C. Máy tính để bàn (không gắn camera và micro).
-
D. Máy tính bỏ túi.
Câu 17: Thiết bị số nào sau đây không thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn)?
-
A. Máy ghi âm số.
-
B. Điện thoại thông minh.
-
C. Máy ảnh số.
-
D. Laptop có camera và micro.
Câu 18: Các bước cơ bản xử lí thông tin của máy tính?
-
A. Lưu trữ thông tin -> xử lí thông tin -> thu nhận thông tin -> truyền thông tin
-
B. Thu nhận thông tin -> xử lí thông tin -> lưu trữ thông tin -> truyền thông tin
-
C. Thu nhận thông tin -> lưu trữ thông tin -> xử lí thông tin -> truyền thông tin
-
D. Lưu trữ thông tin -> thu nhận thông tin -> xử lí thông tin -> truyền thông tin
Câu 19: Việc làm của con người xử lí tốt hơn máy tính:
-
A. Thu nhận thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu
-
B. Thu nhận thông tin, khứu giác, vị giác, xúc giác
-
C. Tính toán, xử lí thông tin
-
D. Trao đổi thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh
Câu 20: Dữ liệu số là nói tắt của:
-
A. Dữ liệu số lượng
-
B. Dữ liệu chất lượng
-
C. Dữ liệu số hóa
-
D. Dữ liệu số học
Câu 21: Dữ liệu trong máy tính được mã hoá thành dãy bít vì
-
A. dãy bít đáng tin cậy hơn.
-
B. dãy bít được xử li dễ dàng hơn.
-
C. dãy bít chiếm ít dung lượng nhớ hơn.
-
D. máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.
Câu 22: Em hãy chọn câu chưa đúng trong các câu sau:
-
A. Chữ cái là kí tự.
-
B. Chữ số là kí tự.
-
C. Tên gọi chung cho chữ cái, chữ số, dấu cách, dấu chính tả, kí hiệu khác gõ nhập từ bàn phím khi soạn thảo văn bản là kí tự.
-
D. Bất cứ cái gì mà viết ra giấy là kí tự.
Câu 23: Các tệp văn bản có kích thước khoảng bao nhiêu?
-
A. Một vài nghìn GB
-
B. Một vài nghìn MB
-
C. Một vài nghìn KB
-
D. Một vài nghìn TB
Câu 24: Các tệp ảnh có kích thước khoảng bao nhiêu?
-
A. Một vài MB
-
B. Một vài GB
-
C. Một vài TB
-
D. Một vài KB
Câu 25: Các tệp âm thanh có kích thước khoảng bao nhiêu?
-
A. Một vài MB
-
B. Một vài KB
-
C. Một vài TB
-
D. Một vài GB
Câu 26: Chọn câu sai trong các câu sau:
-
A. 1KB xấp xỉ một nghìn byte
-
B. Ổ đĩa cứng của các máy tính hiện nay chỉ có dung lượng từ 2GB đến 16GB
-
C. Bit là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất
-
D. Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn số, hình ảnh, văn bản và âm thanh
Câu 27: Đĩa quang kĩ thuật số (DVD) thường được dùng để lưu trữ video, có dung lượng từ
-
A. 5 GB đến 17 GB
-
B. 6 GB đến 18 GB
-
C. 7 GB đến 19 GB
-
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 28: Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte?
- A. Một nghìn byte
-
B. Một triệu byte
-
C. Một tỉ byte
-
D. Một nghìn tỉ byte
Câu 29: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ là?
-
A. Dung lượng nhớ
-
B. Khối lượng nhớ
-
C. Thể tích nhớ
-
D. Năng lực nhớ
Câu 30: Máy tính có ổ đĩa cứng với dung lượng:
-
A. vài GB đến vài TB
-
B. vài GB đến vài TB
-
C. vài trăm GB đến vài TB
-
D. vài chục TB