Câu 1: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu nào đúng:
-
A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán
-
B. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán
-
C. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán
-
D. Đầu vào của bài toán khác với đầu vào của thuật toán
Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc tính tổng 2 số 3 và 5 bằng máy tính bỏ túi
(1) nhấn dấu +
(2) nhấn số 5
(3) Nhấn số 3
(4) nhấn =
Câu 2: Sắp xếp đúng các bước thực hiện là:
-
A. 2 – 4 – 3 – 2
-
B. 3 – 1 – 2 – 4
-
C. 2 – 3 – 1 – 4
-
D. 2 – 1 – 4 – 3
Câu 3: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc pha trà mời khách
(1) Rót nước sôi vào ấm đợi khoảng 3-4 phút
(2) Tráng ấm chén bằng nước sôi
(3) Rót trà ra chén mời khách
(4) Cho trà vào ấm
Trật tự các bước thực hiện đúng:
-
A. 3 -> 1 -> 2 -> 4
-
B. 3 -> 2 -> 1 -> 4
-
C. 3 -> 2 -> 4 -> 1
-
D. 3 -> 4 -> 1 -> 2
Câu 4: Hãy cho biết thuật toán này tính gì?
-
A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất
-
B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.
-
C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b.
-
D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.
Câu 5: Output là gì?
-
A. Thông tin ra
-
B. Thông tin vào
-
C. Thuật toán
-
D. Chương trình
Câu 6: Input là gì?
-
A. Thuật toán
-
B. Bài toán
-
C. Thông tin vào
-
D. Chương trình
Câu 7: Trong các công việc hàng ngày chúng ta cần làm gì để có hiệu quả?
-
A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc
-
B. Nhờ người khác làm giúp công việc
-
C. Thuê người khác làm thay công việc của mình
-
D. Gặp công việc nào làm công việc đó
Câu 8: Khi một công việc lớn có nhiều việc nhỏ chúng ta cần làm gì để công việc dễ dàng thực hiện hơn?
-
A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc nhỏ
-
B. Tìm hướng giải quyết công việc lớn luôn
-
C. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ và lên kế hoạch giải quyết từng công việc nhỏ để hoàn thành công việc lớn
-
D. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ
Câu 9: Điền từ vào chỗ chấm: …… là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
-
A. Phần mềm máy tính
-
B. Bài toán
-
C. Chương trình máy tính
-
D. Một đáp án khác
Câu 10: Đoạn văn sau mô tả công việc rửa rau: ' Em hãy cho rau vào chậu và xả nước ngập rau. Sau đó em dùng tay đảo rau trong chậu. Cuối cùng em vớt rau ra rổ và đổ hết nước trong chậu đi." Đoạn văn bản trên thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
-
A. Cấu trúc tuần tự.
-
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
-
C. Cấu trúc lặp.
-
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 11: Trong bài toán “Cho N và M. Tìm bội chung nhỏ nhất của chúng”. Đầu ra của bài toán là:
-
A. N và M
-
B. Bội chung nhỏ nhất
-
C. N và Bội chung nhỏ nhất
-
D. N, M và bội chung nhỏ nhất
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng:
-
A. Bài toán là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
-
B. Chỉ có một ngôn ngữ lập trình được tạo ra để viết chương trình dành cho máy tính.
-
C. Mỗi chương trình máy tính là một bản mô tả các việc cần làm mà máy tính có thể làm được theo từng bước để giải quyết một bài toán cụ thể.
Câu 13: Bước nào không có trong chương trình máy tính trên:
-
A. Di chuyển 20 bước
-
B. Di chuyển thêm 10 bước nữa
-
C. Bật âm thanh Meow
-
D. Nói xin chào trong 5 giây
Câu 14: Để mô tả được thuật toán tốt cần:
-
A. mô tả cụ thể, rõ ràng, đầy đủ
-
B. mô tả đầy đủ đầu vào, đầu ra là gì
-
C. Chỉ rõ sự kết thúc thuật toán
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào sai:
-
A. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
-
B. Thuật toán có câu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào
-
C. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán
-
D. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự
Câu 16: Sắp xếp các bước để mô tả đúng thuật toán tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của nó:
(1) Tìm bán kính hình tròn r = C : 2 : π ( dựa theo công thức C = r * 2π)
(2) gọi C là chu vi, r là bán kính hình tròn
(3) Tính diện tích hình tròn, gọi A là diện tích hình tròn, ta có A = π .r2
-
A. (3) -> (1) -> (2)
-
B. (2) - > (1) -> (3)
-
C. (1) -> (2) -> (3)
-
D. (2) -> (3) -> (1)
Câu 17: Bài toán: Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng, cho biết chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Đầu vào của bài toán là:
-
A. Chiều rộng b
-
B. Chiều dài a
-
C. Đường kính c
-
D. Chiều dài a, chiều rộng b
Câu 18: Trong cuộc sống hằng ngày, từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một:
-
A. Hành động
-
B. Điều kiện
-
C. Thuật toán
-
D. Kết quả
Câu 19: Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần nhận biết các thành phần. Chọn đáp án không đúng
-
A. Điều kiện rẽ nhánh là gì.
-
B. Bước tiếp theo cần thực hiện nếu điều kiện được thỏa mãn, gọi là nhánh đúng
-
C. Đầu vào, đầu ra
-
D. Bước cần thực hiện nếu điều kiện không thỏa mãn, gọi là nhánh sai
Câu 20: Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, ta quy ước sử dụng cặp từ khóa:
-
A. “Nếu……trái lại”
-
B. “Nếu ……thì”
-
C. “Nếu …..có”
-
D. “Nếu…... lại”
Câu 21: Cú pháp rẽ nhánh dạng đủ là:
-
A. “Nếu <điều kiện> :….. trái lại. Hết nhánh”
-
B. “Nếu <điều kiện> : …….. Hết nhánh”
-
C. “Khi <Điều kiện> : …..trái lại. Hết nhánh”
-
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 22: Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh là:
-
A. thỏa mãn hoặc không thỏa mãn
-
B. đúng hoặc sai
-
C. một biểu thức so sánh
-
D. Cả A và B đều đúng
Câu 23: Biểu thức điều kiện phải là một biểu thức so sánh giá trị:
-
A. =
-
B. >; ≥
-
C. <; ≤
-
D. Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 24: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có:
-
A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh
-
B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp
-
C. khâu kết thúc tuần tự
-
D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh
Câu 25: Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp:
-
A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.
-
B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
-
C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?
-
A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
-
B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vồng lặp kết thúc.
-
C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
-
D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.
Câu 27: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?
-
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
-
B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
-
C. Cấu trúc lặp.
-
D. Cấu trúc tuần tự.
Câu 28: Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là:
-
A. giá trị của biến
-
B. biến
-
C. thuật toán
-
D. đại lượng
Câu 29: Khi nào thì cần sử dụng đến cấu trúc lặp?
-
A. Khi làm một việc cần nhiều bước
-
B. Có thể dùng bất cứ lúc nào
-
C. Khi có một loạt thao tác được lặp lại giống nhau
-
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 30: Sắp xếp các bước để mô tả đúng thuật toán robot vẽ được một hình vuông có độ dài cạnh là a cm
(1) Lặp với đếm từ 1 đến 4
(2) Di chuyển (a)
(3) Quay phải (90)
(4) Hạ bút
(5) Nhấc bút
(6) Hết lặp
Trật tự sắp xếp đúng:
-
A. (1) -> (3) -> (4) -> (2) -> (5) -> (6)
-
B. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5) -> (6)
-
C. (1) -> (4) -> (2) -> (5) -> (3) -> (6)
-
D. (1) -> (3) -> (2) -> (5) -> (4) -> (6)