Trắc nghiệm Tin học 6 cánh diều học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

                                                  NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các hình thức gửi thư, đâu là hình thức nhanh và tiện lợi nhất?

  • A. gửi thư bằng bưu điện
  • B. gửi thư bằng chim bồ câu
  • C. gửi thư điện tử
  • D. cưỡi ngựa đưa thư

Câu 2: Địa chỉ thư điện tử có dạng

  • A. Tên đăng nhập @ Địa chỉ máy chủ thư điện tử
  • B. Tên đường phố @ Viết tắt của tên quốc gia
  • C. Tên người sử dụng & Tên máy chủ của thư điện tử
  • D. Tên đường phố # Viết tắt của tên quốc gia

Câu 3: Đâu là nhược điểm của thư điện tử:

  • A. Gửi đi chậm, có thể mất cả tuần
  • B. Có thể bị virus, tin tặc tấn công
  • C. Chỉ gửi được cho một người
  • D. Không thể gửi kèm tệp tin, hình ảnh….

Câu 4: Đâu không phải là nhược điểm của thư điện tử:

  • A. Liên lạc có thể bị gián đoạn
  • B. Có thể bị virus, tin tặc tấn công.
  • C. Thư rác ngày một nhiều, tốn thời gian để loại bỏ
  • D. Dịch vụ gửi có mất phí

Câu 5: Khi đặt mật khẩu cho thư điện tử của mình, em nên đặt mật khẩu như thế nào để đảm bảo tính bảo mật?

  • A. Mật khẩu là dãy số từ 0 đến 9
  • B. Mật khẩu có ít nhất năm kí tự và có đủ các kí tự như chữ hoa, chữ thường, chữ số
  • C. Mật khẩu là ngày sinh của mình
  • D. Mật khẩu giống tên của địa chỉ thư

Câu 6: Em cần biết thông tin gì của người mà em muốn gửi thư điện tử cho họ?

  • A. Địa chỉ nơi ở
  • B. Mật khẩu thư
  • C. Loại máy tính đang dùng
  • D. Địa chỉ thư điện tử

Câu 7: Khi đăng kí thành công một tài khoản thư điện tử, em cần nhớ gì để có thể đăng nhập vào lần sau?

  • A. Tên đăng nhập và mật khẩu hộp thư
  • B. Tên nhà cung cấp dịch vụ Internet
  • C. Ngày tháng năm sinh đã khai báo
  • D. Địa chỉ thư của những người bạn

Câu 8: Khi tạo tài khoản thư điện tử, em cần khai báo:

  • A. họ và tên
  • B. tuổi của bố và mẹ
  • C. hộp thư của bố hoặc me
  • D. nhóm máu

Câu 9: Em chỉ nên mở thư điện tử được gửi đến từ

  • A. những người em biết và tin tưởng
  • B. những người em không biết
  • C. các trang web ngẫu nhiên
  • D. những người có tên rõ ràng

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thư điện tử?

  • A. Nhìn vào hộp thư điện tử, người gửi có thể biết được bức thư mình đã gửi đi người nhận đã đọc hay chưa
  • B. Chỉ có người nhận thư mới mở được tệp đính lèm theo thư, còn người gửi sẽ không mở được tệp đính kèm khi đã gửi thư
  • C. Trong hộp thư đến chỉ chứa thư của những người quen biết
  • D. Nhìn vào hộp thư điện tử có thể biết thư đã đọc hay chưa

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai:

  • A. Cần đăng xuất ra khỏi hộp thư điện tử sau khi sử dụng xong.
  • B. Thời gian gửi thư điện tử rất ngắn gần như ngay lập tức
  • C. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn
  • D. Chỉ mở tệp đình kèm từ những người bạn biết và tin tưởng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A. Thư điện tử không thể gửi cho nhiều người cùng lúc
  • B. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn.
  • C. Hộp thư của bạn tuyệt đối riêng tư, không ai có thể xâm phạm được
  • D. Thư điện tử có dòng tiêu đề mà thư tay không có

Câu 13: Với thư điện tử, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một người có thể gửi thư cho chính mình ở cùng địa chỉ thư điện tử
  • B. Tệp tin đính kèm theo thư có thể chứa virus, vậy nên cần kiểm tra độ tin cậy trước khi tải về
  • C. Hai người có thể có địa chỉ thư điện tử giống hệt nhau
  • D. Có thể gửi một thư cho nhiều người cùng lúc

Câu 14: Trong các địa chỉ sau, những địa chỉ nào là địa chỉ thư điện tử?

(1) [email protected]

(2) Sogdbacgiang.edu.vn

(3) [email protected]

(4) Thuvienphapluat.cn

  • A. (1) và (3)
  • B. (2) và (3)
  • C. (1) và (3)
  • D. (2) và (4)

Câu 15: Tìm ý sai trong các ý sau: “Mục đích của những thông điệp lừa đảo là”:

  • A. Trêu đùa mọi người
  • B. Chiếm đoạt thông tin cá nhân
  • C. Chiếm đoạt các tài khoản khác
  • D. Lừa lọc những cá nhân có lòng tham

Câu 16: Cách đăng nhập, đăng xuất thư điện tử:

(1) Truy cập vào trang mail.google.com

(2) Hộp thư mở ra với danh sách các thư trong hộp thư đến

(3) Nháy chuột vào tên người gửi hoặc tiêu đề thư để mở thư

(4) Đăng nhập vào hộp thư

(5) Nháy chuột vào nút đăng xuất để ra khỏi hộp thư điện tử

Trình tự sắp xếp đúng là:

  • A. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5)
  • B. (1) -> (4) -> (2) -> (3) -> (5)
  • C. (1) -> (2) -> (3) -> (5) -> (4)
  • D. (1) -> (5) -> (4) -> (2) -> (3)

Câu 17: Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào?

  • A. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết.
  • B. Nên xoá tất cả các thư trong hộp thư đến.
  • C. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng xong.
  • D. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.

Câu 18: Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ thư điện tử?

Câu 19: Thư điện tử có lợi ích gì trong việc giải quyết các công việc của em?

  • A. Sửa tài liệu
  • B. Trao đổi thông tin qua lại với bạn bè
  • C. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Theo quy định của google, trẻ vị thành niên muốn đăng kí tài khoản thư điện tử thì:

  • A. không được phép sử dụng gmail
  • B. chỉ được sử dụng tài khoản của người thân
  • C. cần có sự đồng ý, trợ giúp và quản lí của bố mẹ
  • D. cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về gia đình, trường học

Câu 21: Khi em nhận được thư điện tử có tệp đính kèm nghi ngờ là virus từ người quen, em nên xử lí như thế nào?

  • A. Mở tệp đính kèm và lưu tệp đó vào máy tính của mình
  • B. Trước khi mở tệp đính kèm, em tìm cách nhắn tin hoặc gửi một thư điện tử khác cho người đã gửi thư để kiểm tra có đúng người đó gửi tệp đó cho em hay không
  • C. Mở tệp đính kèm và xóa tệp đó ngay nếu nhận thấy tệp bị nhiễm virus
  • D. Trước khi mở tệp đính kèm, em chuyển sang máy tính khác để ở lại thư điện tử đó.

Câu 22: Em và bạn em đã trao đổi thư điện tử với nhau thì cách nào sau đây là tốt nhất để biết địa chỉ thư điện tử cua bạn em

  • A. thử một địa chỉ thư điện tử bất kì nào đó
  • B. tìm trong danh bạ địa chỉ của hệ thống thư điện tử
  • C. sử dụng máy tìm kiếm google để tìm trên internet
  • D. Gọi điện thoại cho bạn để hỏi

Câu 23: Trường em chuẩn bị thực nghiệm học tập theo mô hình giáo dục STEM. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các bạn tìm hiểu về phương pháp học tập và những trang thiết bị cần thiết. Em hãy tìm kiếm thông tin và cho biết phương pháp học tập theo mô hình giáo dục STEM là gì?

  • A. Phương pháp học tập kiến thức tích hợp (liên môn), lý thuyết kết hợp với thực hành.
  • B. Đặt tri thức vào bối cảnh thực tế.
  • C. Xóa nhòa ranh giới giữa trường học và xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 24: Trang thiết bị cần thiết cho mô hình giáo dục STEM phần lớn là gì?

  • A. Robot 
  • B. Tivi
  • C. Điện thoại
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 25: Để kết nối với Internet, máy tính phải được cài đặt và cung cấp dịch vụ bởi

  • A. Một máy tính khác.
  • B. Người quản trị mạng xã hội.
  • C. Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • D. Người quản trị mạng máy tính.
  • A. Một mạng lưới rộng lớn kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới.
  • B. Một mạng kết nối các hệ thống máy tính và các thiết bị với nhau giúp người sử dụng có thể xem, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, …
  • C. Một mạng công cộng không thuộc sở hữu hay do bất kì một tổ chức hoặc cá nhân nào điều hành.
  • D. Một mạng kết nối các máy tính với nhau được tổ chức và giám sát bởi một cơ quan quản lí.

Câu 27: Ý kiến nào sau đây là sai?

  • A. Kho thông tin trên Internet là khổng lồ.
  • B. Chúng ta có thể sử dụng bất kì thông tin nào trên Internet mà không cần xin phép.
  • C. Internet cung cấp môi trường làm việc trực tuyến, giải trí từ xa.
  • D. Người sử dụng có thể tìm kiếm, trao đổi thông tin trên Internet.

Câu 28: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: 

  • A. Bản quyền.
  • B. Các từ khóa liên quan đến trang web.
  • C. Địa chỉ của trang web.
  • D. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.

Câu 29: Phần mềm được sử dụng để truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên internet được gọi là: 

  • A. Trình soạn thảo web.
  • B. Trình lướt web.
  • C. Trình thiết kế web.
  • D. Trình duyệt web.

Câu 30: Cho biết thông tin trên Internet được tổ chức như thế nào?

  • A. Tương tự như thông tin trong cuốn sách
  • B. Thành từng văn bản rời rạc
  • C. Thành các trang siêu văn bản nối với nhau bởi các liên kết
  • D. Một cách tùy ý.

Câu 31: Cần làm thế nào để kết nối Internet?

  • A. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt Internet.
  • B. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập Internet.
  • C. Người dùng đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
  • D. Wi-Fi.

Câu 32: Để truy cập các trang Web ta cần sử dụng:

  • A. Trình duyệt Web.
  • B. Con trỏ chuột.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 33: Cách nhanh nhất để tìm thông tin trên WWW mà không biết địa chỉ là:

  • A. Nhờ người khác tìm hộ.
  • B. Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm với từ khoá.
  • C. Di chuyển lần theo đường liên kết của các trang web.
  • D. Hỏi địa chỉ người khác rồi ghi ra giấy, sau đó nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ.

Câu 34: Tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?

  • A. Word.
  • B. Google.                                   
  • C. Wndows Explorer.                    
  • D. Excel.

Câu 35: Để tìm kiếm thông tin về Tết âm lịch, em sử dụng từ khoá nào sau đây để thu hẹp phạm vi tìm kiếm nhất?

  • A. Tết âm lịch.                                   
  • B. Tết.
  • C. "Tết âm lịch…".                         
  • D. “Tết”+ “ âm lịch”.

Câu 36: Cho biết tên nào sau đây là tên của máy tìm kiếm?

  • A. Google.
  • B. Word.
  • C. Windows Explorer.
  • D. Excel.

Câu 37: Em muốn gửi email cho cô giáo chủ nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra giữa học kì I ở tất cả các môn học của em. Trước tiên em phải làm gì?

  • A. Tạo 1 tài khoản email.
  • B. Mở trình duyệt Web và nhập nội dung điểm kiểm tra của em.
  • C. Mở chương trình diệt virus
  • D. Mở trình duyệt Wed, sau đó tạo một tài khoản email.

Câu 38:  Trong các câu sau đây, những câu nào là sai khi nói về khái niệm dịch vụ thư điện tử?

  • A. Lây lan virus giữa email người gửi và email người nhận.
  • B. Một người có thể gửi email đến nhiều địa chỉ email khác nhau cùng một lúc.
  • C. Một người có thể gửi email đén địa chỉ email của chính mình.
  • D. Có thể đăng kí hai địa chỉ email giống nhau.

Câu 39: Khi đăng kí thành công một tài khoản thư điện tử, em cần nhớ gì để có thể đăng nhập vào lần sau?

  • A. Tên nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • B. Ngày tháng năm sinh đã khai báo.
  • C. Địa chì thư của những người bạn.
  • D. Tên đăng nhập và mật khẩu hộp thư.

Câu 40: Khi đặt mật khẩu cho thư điện tử của mình, em nên đặt mật khẩu như thế nào để đảm bảo tính bảo mật?

  • A. Mật khẩu có ít nhất năm kí tự và có đủ các kí tự như chữ hoa, chữ thường, chữ số.
  • B. Mật khẩu là dãy số từ 0 đến 9.
  • C. Mật khẩu là ngày sinh của mình.
  • D. Mật khẩu giống tên của địa chỉ thư.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ