[CD] Trắc nghiệm tin học 6 chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm tin học 6 chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính sách Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi các công việc sắp xếp lộn xộn thì em cần làm gì?

  • A. Thực hiện công việc theo thứ tự đó

  • B. Cần sắp xếp lại theo một trình tự đảm bảo tính khoa học và logic để công việc có thể thực hiện được
  • C. Tìm các các công việc dễ để thực hiện trước

  • D. Bỏ qua công việc không cần thực hiện

Câu 2: Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi “Cần làm thế nào để lên kế hoạch cụ thể, từng bước rõ rằng nhằm hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề”?:

  • A. Xác định nó như một bài toán.

  • B. Chia bài toán làm nhiều phần; nêu việc phải làm để giải quyết mỗi phần

  • C. Sắp xếp lại trình tự các việc phải làm cho hợp lí

  • D. Cần làm cả 3 việc trên

Câu 3: Trong các câu sau đây câu nào đúng?

  • A. Bài toán là một vấn đề phải giải quyết bằng tính toán.

  • B. Bài toán là một nhiệm vụ cần hoàn thành, đã xác định rõ ràng đầu vào

  • C. Thuật toán là cách để tính toán nhanh

  • D. Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.

Câu 4: Thuật toán là gì?

  • A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.

  • B. Một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.
  • C. Một ngôn ngữ lập trình.

  • D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.

Câu 5: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:

  • A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
  • B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển

  • C. một bài hát mang âm điệu dân gian

  • D. một bản nhạc tình ca

Câu 6: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:

  • A. hai số a, b

  • B. số lớn hơn
  • C. số bé hơn

  • D. số bằng nhau

Câu 7: “Thuật toán nhân đôi số a”. Đầu ra là:

  • A. Số a

  • B. giá trị a

  • C. giá trị 2 x a
  • D. giá trị 4 x a

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.

  • B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.

  • C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
  • D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.

Câu 9: Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?

  • A. Đánh răng.

  • B. Thay quần áo.

  • C. Đi tắm.

  • D. Ra khỏi giường.

Câu 10: Tính chất của thuật toán là

  • A. Tính dừng

  • B. Tính xác định

  • C. Tính đúng đắn

  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Cấu trúc tuần tự là gì?

  • A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.

  • B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
  • C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.

  • D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.

Câu 11: “Tính giá trị tổng của a và b” có chứa cấu trúc nào?

  • A. Cấu trúc tuần tự
  • B. Cấu trúc nhánh dạng thiếu

  • C. Cấu trúc nhánh dạng đủ

  • D.  Cấu trúc lặp

Câu 12: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu trúc lặp

  • B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc lặp

  • C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

  • D. “Tính diện tích lá cờ tổ quốc có hình chữ nhật” có chứa cấu tuần tự

Câu 13: Cách làm salad cá ngừ:

1. Cá ngừ dằm nhỏ

2. Đổ sốt mayonnaise ra bát, thêm nước cốt chanh, muối tiêu và trộn đều

3. Rửa sạch rau xà lách, để ráo rồi cắt nhỏ

4. Cà chua thái lát. Hành tây bóc vỏ thái khoanh mỏng

5. Cho xà lách, hành tay, quả ô liu, cá ngừ vào tô lớn, rưới nước sốt lên rồi trộn đều, thêm vài lát cà chua để trang trí là có thể dùng được.

Em hãy cho biết, Input của bài toán là gì?

  • A. Các bước thực hiện

  • B. Các loại nguyên liệu
  • C. Cá ngừ

  • D. Salad cá ngừ

Câu 14: Câu nào sau đây sai khi nói về vài trò của mũi tên trong sơ đồ khối của thuật toán?

  • A. Hướng mũi tên cho thấy hướng đi trong sơ đồ khối.

  • B. Mũi tên được sử dụng để chỉ hướng thực hiện tiếp theo.

  • C. Mũi tên được sử dụng chỉ để kết nối các hình khối trong sơ đồ khối.
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 15: Cho bài toán: Tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh”. Hãy cho biết đầu ra của bài toán là gì?

  • A. Tổng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng anh

  • B. Điểm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh

  • C. Điểm trung bình cộng ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
  • D. Điểm trung bình cộng môn Toán và Ngữ văn

Câu 16: “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu trúc nào?

  • A. Cấu trúc tuần tự

  • B. Cấu trúc nhánh dạng thiếu
  • C. Cấu trúc nhánh dạng đủ

  • D.  Cấu trúc lặp

Câu 17: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu tuần tự

  • B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh
  • C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

  • D. “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu tuần tự

Câu 18: Công việc không hoạt động theo cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là:

  • A. Nếu trời mưa em sẽ ở nhà đọc truyện, ngược lại em sẽ đi đá bóng

  • B. Nếu một số chia hết cho 2 thì nó là số chẵn, ngược lại là số lẻ

  • C. Nếu mai trời vẫn mưa, đường vẫn ngập nước, em được nghỉ học ở nhà
  • D. Nếu cuối tuần trời không mưa cả nhà em sẽ đi picnic, ngược lại cả nhà sẽ ở nhà xem phim

Câu 19: Bạn An được 8 điểm. Theo em, bạn nhận được thông báo gì?

  • A. Không nhận được thông báo.

  • B. “Bạn cố gắng hơn nhé!".

  • C. “Chúc mừng bạn!".
  • D. “Chúc mừng bạn! Bạn cố gắng hơn nhé!".

Câu 20: Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau: Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước. Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào?

  • A. Cấu trúc tuần tự.

  • B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

  • C. Cấu trúc lặp.

  • D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

Câu 21: Cho ba đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn. Dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả. Các bước thực hiện thuật toán:

(1) Trái lại (cân lệch nghiêng): Kết luận đồng xu bên nhẹ hơn là giả.

(2) Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân

(3) Nếu cân thăng bằng: Kết luận đồng xu còn lại giả Thứ tự sắp xếp đúng là:

  • A. (2) – (1) – (3)

  • B. (2) – (3) – (1)
  • C. (3) – (1) – (2)

  • D. (3) – (2) – (1)

Câu 22: Trong quá trình hiện cấu trúc rẽ nhánh, khi điều kiện thỏa mãn thì đó là:

  • A. Nhánh đúng
  • B. Nhánh sai

  • C. Hết nhánh

  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 24: Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện:

  • A. Chỉ được lặp duy nhất 1 lần

  • B. Lặp lại nhiều lần

  • C. Câu A đúng, câu B sai

  • D. Câu A sai, câu B đúng

Câu 25: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có:

  • A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh

  • B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp
  • C. khâu kết thúc tuần tự

  • D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh

Câu 26: Trong các ví dụ sau, đâu là câu nào có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp:

  • A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa.

  • B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết.
  • C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đỉnh em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác.

  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
  • B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vồng lặp kết thúc.

  • C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.

  • D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.

Câu 28: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?

  • A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

  • B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

  • C. Cấu trúc lặp.
  • D. Cấu trúc tuần tự.

Câu 29: Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là:

  • A. giá trị của biến
  • B. biến

  • C. thuật toán

  • D. đại lượng

Câu 30: Sắp xếp các bước để mô tả đúng thuật toán robot vẽ được một hình vuông có độ dài cạnh là a cm

(1) Lặp với đếm từ 1 đến 4

(2) Di chuyển (a)

(3) Quay phải (90)

(4) Hạ bút

(5) Nhấc bút

(6) Hết lặp

Trật tự sắp xếp đúng:

  • A. (1) -> (3) -> (4) -> (2) -> (5) -> (6)

  • B. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5) -> (6)

  • C. (1) -> (4) -> (2) -> (5) -> (3) -> (6)
  • D. (1) -> (3) -> (2) -> (5) -> (4) -> (6)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ