Trắc nghiệm Tin học 6 cánh diều học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các công việc hàng ngày chúng ta cần làm gì để có hiệu quả?

  • A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc
  • B. Nhờ người khác làm giúp công việc
  • C. Thuê người khác làm thay công việc của mình
  • D. Gặp công việc nào làm công việc đó

Câu 2: Khi một công việc lớn có nhiều việc nhỏ chúng ta cần làm gì để công việc dễ dàng thực hiện hơn?

  • A. Cần có kế hoạch cụ thể cho từng công việc nhỏ
  • B. Tìm hướng giải quyết công việc lớn luôn
  • C. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ và lên kế hoạch giải quyết từng công việc nhỏ để hoàn thành công việc lớn
  • D. Chia công việc lớn thành nhiều công việc nhỏ

Câu 3: Trong các câu sau đây câu nào đúng?

  • A. Bài toán là một vấn đề phải giải quyết bằng tính toán.
  • B. Bài toán là một nhiệm vụ cần hoàn thành, đã xác định rõ ràng đầu vào
  • C. Thuật toán là cách để tính toán nhanh
  • D. Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.

Câu 4: Khi các công việc sắp xếp lộn xộn thì em cần làm gì?

  • A. Thực hiện công việc theo thứ tự đó
  • B. Cần sắp xếp lại theo một trình tự đảm bảo tính khoa học và logic để công việc có thể thực hiện được
  • C. Tìm các các công việc dễ để thực hiện trước
  • D. Bỏ qua công việc không cần thực hiện

Câu 5: Thuật toán có thể được mô tả bằng:

  • A. ngôn ngữ viết
  • B. ngôn ngữ kí hiệu
  • C. ngôn ngữ logic toán học
  • D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối

Câu 6: Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?

  • A. Input
  • B. Output 
  • C. Input và Output
  • D. Không có thành phần nào

Câu 7: Input là gì?

  • A. Thuật toán
  • B. Bài toán
  • C. Thông tin vào
  • D. Chương trình

Câu 8: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

  • A. Một bản nhạc hay.
  • B. Một bức tranh đầy màu sắc.
  • C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
  • D. Một bài thơ lục bát.

Câu 9: Output là gì?

  • A. Thông tin ra
  • B. Thông tin vào
  • C. Thuật toán
  • D. Chương trình

Câu 10: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu nào đúng:

  • A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán
  • B. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán
  • C. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán
  • D. Đầu vào của bài toán khác với đầu vào của thuật toán

Câu 11: Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước

Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi

Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu

Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm

Các bước trên được gọi là:

  • A. Bài toán
  • B. Người lập trình
  • C. Máy tính điện tử
  • D. Thuật toán

Câu 12: Trong các ví dụ sau, đâu là thuật toán:

  • A. một dãy các bước hướng dẫn tính diện tích của hình thang cân
  • B. một bài văn tả cảnh hoàng hôn ở biển
  • C. một bài hát mang âm điệu dân gian
  • D. một bản nhạc tình ca

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
  • B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
  • C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
  • D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.

Câu 14: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc tính tổng 2 số 3 và 5 bằng máy tính bỏ túi

(1) nhấn dấu +             (2) nhấn số 5

(3) Nhấn số 3               (4) nhấn =

Sắp xếp đúng các bước thực hiện là:

  • A. 2 – 4 – 3 – 2
  • B. 3 – 1 – 2 – 4
  • C. 2 – 3 – 1 – 4
  • D. 2 – 1 – 4 – 3

Câu 15: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:

  • A. hai số a, b
  • B. số lớn hơn
  • C. số bé hơn
  • D. số bằng nhau

Câu 16: “Thuật toán nhân đôi số a”. Đầu ra là:

  • A. Số a
  • B. giá trị a
  • C. giá trị 2 x a
  • D. giá trị 4 x a

Câu 17: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện công việc pha trà mời khách

(1) Rót nước sôi vào ấm đợi khoảng 3-4 phút 

(2) Tráng ấm chén bằng nước sôi                            

(3) Rót trà ra chén mời khách

(4) Cho trà vào ấm

Trật tự các bước thực hiện đúng:

  • A. 3 -> 1 -> 2 -> 4
  • B. 3 -> 2 -> 1 -> 4
  • C. 3 -> 2 -> 4 -> 1
  • D. 3 -> 4 -> 1 -> 2

Câu 18: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:

(1) Rửa sạch bàn chải.

(2) Súc miệng.

(3) Chải răng.

(4) Cho kem đánh răng vào bàn chải.

Trật tự sắp xếp đúng là:

  • A. (1) (2) (3) (4)
  • B. (4) (3) (2) (1)
  • C. (2) (3) (1) (4)
  • D. (4) (2) (1) (3)

Câu 19: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Có thuật toán được mô tả bằng cách liệt kê như sau:

Bước 1 : Nhập a, b.

Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.

Bước 3 : Gán x ← -b/a, rồi qua bước 4.

Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.

Hãy cho biết thuật toán này tính gì?

  • A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất
  • B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.
  • C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b.
  • D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.

Câu 20: Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?

  • A. Đánh răng.                                           
  • B. Thay quần áo.
  • C. Đi tắm.                                                  
  • D. Ra khỏi giường.

Câu 21: Ai là cha đẻ của thuật toán:

  • A. Antonio Meucci
  • B. Philo Farnsworth
  • C. Alan Mathison Turing
  • D. Nicholas-Joseph Cugnot

Câu 21: Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để:

  • A. học các kiến thức mới
  • B. không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập
  • C. ghi nhớ tốt hơn
  • D. bảo vệ thông tin cá nhân

Câu 23: Để tạo sơ đồ tư duy em cần phải:

  • A. vẽ chủ đề chính ở bên phải tờ giấy để tiện kết nối chủ đề chính với các chủ đề phụ
  • B. tạo nhánh từ các chủ đề phụ
  • C. thêm từ khóa, tạo các nhánh và chọn màu khác nhau
  • D. xác định chủ đề chính, tạo nhanh, thêm từ khóa và chọn màu khác nhau cho nhánh.

Câu 24: Sơ đồ tư duy được tạo nên bởi:

  • A. âm thanh, hình ảnh, màu sắc
  • B. chủ đề chính, chủ đề nhánh, các đường nối
  • C. các kiến thức em được học
  • D. các ý nghĩ trong đầu em

Câu 25: Đâu không phải là ưu điểm khi vẽ sơ đồ tư duy vẽ bằng máy tính:

  • A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung
  • B. Dễ sử dụng cho các mục đích khác: đưa vào bài trình chiếu, gửi qua gmail
  • C. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần đủ đồ dùng
  • D. Dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa điểm khác nhau

Câu 26: Để lập một sơ đồ tư duy đơn giản, cần thực hiện mấy bước:

  • A. 3 bước
  • B. 4 bước
  • C. 5 bước
  • D. 6 bước

Câu 27:Vẽ sơ đồ tư duy, ta thực hiện như sau:

  • A. Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Thể hiện chủ đề trung tâm -> Bổ sung nhánh mới.
  • B. Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Bổ sung nhánh mới -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Thể hiện chủ đề trung tâm
  • C. Thể hiện chủ đề trung tâm -> Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Bổ sung nhánh mới.
  • D. Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Bổ sung nhánh mới -> Thể hiện chủ đề trung tâm -> Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm.

Câu 28: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

  • A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung
  • B. Hạn chế khả năng sáng tạo
  • C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm
  • D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người

Câu 29: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

  • A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung
  • B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người
  • C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ
  • D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác

Câu 30: Phát biểu nào sai về việc tạo sơ đồ tư duy tốt?

  • A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn
  • B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng
  • C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
  • D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính

Câu 31: Giáo viên yêu cầu học sinh làm sổ lưu niệm lớp bằng sơ đồ tư duy. Theo em, đâu không phải chủ đề nhánh:

  • A. Các bài viết cảm nghĩ
  • B. Hình ảnh kỉ niệm
  • C. Hạnh kiểm của các thành viên
  • D. Hoạt động sự kiện

Câu 32: Cho các thông tin sau:

a. Vẽ các hình elip và viết các từ “đường ô tô”, “đường hàng không”, “đường sông”, “đường biển”, “đường sắt”, “đường ống” vào các hình elip

b. thảo luận về các loại hình giao thông vận tải

c. Vẽ các đường nối từ chủ đề chính đến các chủ đề nhánh. Trên các đường nối, viết các từ, ví dụ từ “máy bay” trên đường nối với chủ đề nhánh “đường hàng không”.

d. viết từ “giao thông vận tải” trong hình elip ở giữa tờ giấy

e. vẽ hình elip ở giữa tờ giấy

Trật tự sắp xếp đúng là:

  • A. b – e – d – a – c
  • B. e – b – d – a – c
  • C. b – e – a – d – c
  • D. b – e – d – c – a

Câu 33: Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy là:

  • A. Thông tin cá nhân thần đồng âm nhạc Mô - da
  • B. Vì sao gọi Mô – da là thần đồng âm nhạc
  • C. Mô – da là nhạc sĩ thiên tài của thế giới
  • D. Thần đồng âm nhạc Mô - da

Câu 34: Chủ đề trung tâm được triển khai thành bao nhiêu ý chính:

  • A. 2 ý
  • B. 3 ý
  • C. 4 ý
  • D. 5 ý

Câu 35: Đâu là chủ đề mẹ của chủ đề “Vì sao gọi ông là thần đồng âm nhạc”.

  • A. 3 tuổi ông đã nghe và hiểu được âm nhạc
  • B.  5 tuổi ông đã sáng tác nhạc và chơi piano cổ điển, violin
  • C. 7 tuổi ông lưu diễn ở nhiều thủ đô các nước châu Âu
  • D. Thần đồng âm nhạc Mô-da

Câu 36: “Ông sáng tác hơn 600 tác phẩm âm nhạc” là một chi tiết của chủ đề….

  • A. Thông tin cá nhân
  • B. Ông là nhạc sĩ thiên tài của thế giới
  • C. Vì sao gọi ông là thần đồng âm nhạc
  • D. Thần đồng âm nhạc Mô – da

Câu 37: Đâu  không phải là chi tiết của chủ đề “Ông là nhạc sĩ thiên tài của thế giới”

  • A. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong nhiều thể loại nhạc
  • B. 3 tuổi ông đã nghe và hiểu được âm nhạc
  • C. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng nhất trong nhạc cổ điện châu Âu
  • D. Ông sáng tác hơn 600 tác phẩm âm nhạc

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 38 và 39:

Để có một cuộc sống khỏe mạnh, bạn cần:

+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều hoa quả và rau xanh; hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường và chất béo; uống đủ nước mỗi ngày; …

+ Thường xuyên vận động điều độ: đi bộ; bơi lội đá bóng, đá cầu; không nên vận động quá sức; không nên ngồi một chỗ quá lâu; …

+ Đảm bảo có giấc ngủ tốt: phải ngủ đủ giấc và không nên đi ngủ muộn; trước lúc chuẩn bị đi ngủ, hãy thư giãn, hạn chế xem ti vi hay sử dụng điện thoại di động….

Câu 38: Từ thông tin trên, để vẽ sơ đồ tư duy, xác định chủ đề chính là:

  • A. Ăn uống khoa học
  • B. Vận động điều độ
  • C. Cuộc sống khỏe mạnh
  • D. Có giấc ngủ tốt

Câu 39: Từ thông tin trên, đâu không phải là chủ đề nhánh:

  • A. Có giấc ngủ tốt
  • B. Luôn yêu đời và mỉm cười
  • C. Vận động điều độ
  • D. Ăn uống khoa học

Câu 40: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện: 

  • A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
  • B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
  • C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
  • D. Tất cả 2 đáp án đều sai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ