Trắc nghiệm Tin học 6 cánh diều học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

  NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Mật khẩu mạnh là mật khẩu:

  • A. gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt
  • B. gồm ít  nhất 8 kí tự có chữ cái hoa, chữ cái thường, chữ số
  • C. đặt mật khẩu bất kì theo sở thích của mình sao cho dễ nhớ
  • D. Mật khẩu càng ngắn càng tốt miễn không để ai biết được

Câu 2: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em không nên làm việc nào sau đây:

  • A. Cài đặt phần mềm diệt virus.
  • B. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...
  • C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...)
  • D. Thay đổi mật khẩu hằng ngày

Câu 3: Biện pháp nào dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân?

  • A. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với  yêu cầu điền thông tin cá nhân.
  • B. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
  • C. Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  • A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
  • B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  • C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
  • D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 5: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

  • A. để chế độ tự động đăng nhập
  • B. để chế độ ghi nhớ mật khẩu
  • C. không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng
  • D. không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng

Câu 6: Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

  • A. những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất,..
  • B. tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc
  • C. những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...
  • D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Câu 7: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  • A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
  • B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
  • C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
  • D. Mở video đó và xem

Câu 8: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
  • B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng
  • C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

  • A. giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình
  • B. không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng
  • C. im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng
  • D. đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.

Câu 10: Việc làm nào không chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?

  • A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).
  • B. Không nên sử dụng mạng xã hội.
  • C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
  • D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Câu 11: Những thông tin nào sau đây là thông tin cá nhân của một học sinh?

  • A. Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại di động.
  • B. Tên trường, tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm.
  • C. Sở thích chơi thể thao, sở thích âm nhạc, ảnh chụp
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 12: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?

  • A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết
  • B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử
  • C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sắn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất
  • D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ

Câu 13: Trang báo điện tử bằng tiếng việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy?

  • A. Vnexpress.net
  • B. Vietnamnet.vn
  • C. Dantri.com.vn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?

  • A. Nguyen_Van_An_2020
  • B. nguyenvanan1234
  • C. An$153624
  • D. Nguyen_Van_An

Câu 15: Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.

Em hãy cho biết phát biểu đâu là đúng:

  • A. Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép.
  • B. Vì Vân chủ động gửi bức ảnh cho Thảo nên Thảo có quyền công khai nó.
  • C. Ảnh chụp không phải là bản gốc, dù có đưa lên mạng cũng không sao.
  • D. Kẻ mạo danh Vân có tội, Thảo không cố ý nên không có lỗi gì cả.

Câu 16: Đâu là mật khẩu mạnh theo đúng tiêu chuẩn các chuyên gia khuyến nghị?

  • A. ThanhHa#145
  • B. hoangThanh12
  • C. ngoc#12345
  • D. thanh1234567

Câu 17: Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

  • A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng
  • B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa
  • C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay
  • D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.

Câu 18: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  • A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
  • B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
  • C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi
  • D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Câu 19: Trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra độ mạnh của mật khẩu là:

Câu 20: Hoạt động chia sẻ thông tin sau đây an toàn ?

  • A. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
  • B. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa  chỉ email của Nam
  • C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về virus:

  • A. Virus máy tính là một loại phần mềm không có khả năng tự nhân bản
  • B. Virus lây lan qua các thiết bị lưu trữ trung gian hoặc qua mạng
  • C. Virus máy tính làm phá hủy các tệp và phần mềm, đánh cắp dữ liệu và thông tin của máy tính
  • D. Phần mềm diệt virus là công cụ hữu hiệu để phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ virus máy tính.

Câu 22: Con đường nào không lây truyền virus:

  • A. Gmail
  • B. trang web
  • C. màn hình máy tính
  • D. thẻ nhớ, USB

Câu 23: Việc sử dụng Internet thiếu hiểu biết dẫn đến nhiều tác hại:

Chọn đáp án không đúng:

  • A. Lười suy nghĩ, giảm khả năng sáng tạo
  • B. Bị ảnh hưởng bởi những nội dung xấu
  • C. gây cận thị và các bệnh về mắt. ...
  • D. Ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần

Câu 24: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể:

  • A. tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng
  • B. bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh
  • C. máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
  • D. bạn lừa đảo hoặc lợi dụng

Câu 25: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  • A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
  • B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  • C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
  • D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 26: Cách làm nào sau đây giúp phòng ngừa tác hại của Internet?

  • A. Thường xuyên truy cập Internet tìm thông tin về virus
  • B. Thỉnh thoảng chạy phần mềm diệt virus cho máy tính
  • C. Luôn tra cứu thông tin trên Internet khi làm các bài tập
  • D. Thoải mái sử dụng internet trong một ngày

Câu 27: Đâu là tác hại khi tham gia internet?

  • A. Giúp tìm kiếm thông tin
  • B. Chia sẻ thông tin
  • C. Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.
  • D. Học tập online

Câu 28: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

  • A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.
  • B. Không mở email từ địa chỉ lạ
  • C. Truy cập trang web không lành mạnh
  • D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Câu 29: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là:

  • A. giữ an toàn
  • B. gặp gỡ thường xuyên
  • C. kiểm tra độ tin cậy
  • D. đừng chấp nhận

Câu 30: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Muốn sao chép một tệp từ máy tính của ng khác trong lúc đang có sẵn USB trong túi”.

  • A. Cắm USB vào máy tính và coppy tài liệu
  • B. Mua USB mới và sao chép tài liệu
  • C. Kiểm tra virus trong máy và usb trước khi sao chép tài liệu.
  • D. Một phương án khác.

Câu 31: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:”Được một nhóm bạn truyền cho một địa chỉ website nhưng dặn là phải bí mật, không để người lớn biết”.

  • A. Bí mật bấm vào xemđịa chỉ website để xem
  • B. Không bấm vào và báo cáo với người lớn
  • C. Bấm vào xem và gửi địa chỉ website cho các bạn khác
  • D. Nhờ người lớn hướng dẫn mở website để xem

Câu 32: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

  • A. để chế độ tự động đăng nhập
  • B. để chế độ ghi nhớ mật khẩu
  • C. không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng
  • D. không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng

Câu 33: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  • A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
  • B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
  • C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
  • D. Mở video đó và xem

Câu 34: Hành động nào sau đây là đúng?

  • A. luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ
  • B. nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng
  • C. chia sẻ cho các bạn những video bạo lực
  • D. đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội

Câu 35: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Tự nhận thấy dạo này bản thân thường thức rất khuya để vào mạng xã hội”.

  • A. Vẫn tiếp tục vào mạng xã hội như trước đó
  • B. Rủ rê bạn bè cùng vào mạng xã hội để trò chuyện đêm khuya
  • C. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời gian hợp lý hơn
  • D. Xóa luôn mạng xã hội và không bao giờ sử dụng nữa.

Câu 36: Điều nào sau đây được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ trên internet?

  • A. đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội
  • B. đăng kí khóa học tiếng Anh trực tuyến
  • C. liên tục nạp số tiền lớn vào tài khoản game trên mạng
  • D. mở thư điện tử và liên kết đến địa chỉ web không rõ nguồn gốc

Câu 37: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

  • A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy
  • B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
  • C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
  • D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

Câu 38: Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

  • A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi
  • B. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự
  • C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay
  • D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết

Câu 39: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
  • B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng
  • C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

Câu 40: Nhận được một email thông báo trúng thưởng. Mai mở ra và nháy chuột vào liên kết bên trong. Sau đó tài khoản email của Mai bị chiếm đoạt và người thân nhận đươc từ tài khoản đó có những tin nhắn vay tiền. Em hãy cho biết trường hợp trên đã bị ảnh hưởng bởi tác hại của Internet như thế nào?

  • A. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành
  • B. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo
  • C. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục
  • D. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ