Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 5 (Phần 7)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Ôn tập chủ đề 5 (Phần 7) - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

Câu 1: Hàm có thể trả về kết quả (return value) trong Python. Để trả về một giá trị từ hàm, ta sử dụng từ khóa nào?

  • A. return
  • B. result
  • C. value
  • D. output

Câu 2: Kết quả nào được in ra khi thực hiện các câu lệnh sau:

>>>def f(x, y):

a = x + y

print(a + n)

>>>n = 5

>>>f(2, 3)

  • A. 2.
  • B. 10.
  • C. 5.
  • D. Chương trình bị lỗi.

Câu 3: Các tham số của f có kiểu dữ liệu gì nếu hàm f được gọi như sau:

f( ‘5.0’)

  • A. float.
  • B. Không xác định.
  • C. str.
  • D. int.

Câu 4: Trong Python, có thể truyền bao nhiêu tham số vào một hàm?

  • A. Có thể truyền một số lượng tham số tùy ý.
  • B. Không thể truyền tham số vào hàm.
  • C. Chỉ có một tham số duy nhất được truyền vào.
  • D. Chỉ có hai tham số được truyền vào.

Câu 5: Để định nghĩa một hàm trong Python, ta sử dụng từ khóa nào?

  • A. func
  • B. function
  • C. define
  • D. def

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các bộ dữ liệu test khi kiểm thử chương trình?

  • A. Các bộ test có đầu vào phải theo các tiêu chí về độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.
  • B. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.
  • C. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau.
  • D. Các bộ test có đầu vào theo một số tiêu chí nhất định.

Câu 7: Chương trình sau có lỗi ở dòng lệnh nào?

n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

s = ""

for i in range(10):

s = s + i

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 1.

Câu 8: Điền vào “…” hoàn thành phát biểu sau: “Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra …. Đây là lỗi … bên trong chương trình.”

  • A. sai, lôgic.
  • B. sai, ngoại lệ.
  • C. đúng, Syntax Error.
  • D. đúng, lôgic.

Câu 9: Lỗi ngoại lệ trong Python là gì?

  • A. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.
  • B. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.
  • C. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.
  • D. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.

Câu 10: Mã lỗi ngoại lệ của lệnh sau là float(“2 + 3”)

  • A. ValueError.
  • B. IndexError.
  • C. TypeError.
  • D. SyntaxError.

Câu 11: Trong câu gọi hàm sin(90), thì giá trị 90 là gì?

  • A. Tham số thực sự.
  • B. Tham số hình thức.
  • C. Biến toàn cục.
  • D. Biến cục bộ.

Câu 12: Kết quả của chương trình sau là:

def Kieu(Number):

return type(Number);

print(Kieu (5.0))

  • A. int.
  • B. float.
  • C. 5.
  • D. Chương trình bị lỗi.

Câu 13: Khi khai báo hàm, thành phần nào được định nghĩa và được dùng như biến trong hàm?

  • A. Dữ liệu.
  • B. Đối số.
  • C. Giá trị.
  • D. Tham số.

Câu 14: Để tính giá trị trung bình của một danh sách số A, người lập trình đã dùng lệnh gttb = sum(A) / len(A). Những mã lỗi ngoại lệ nào có thể xảy ra?

  • A. NameError.
  • B. ZeroDivisionError.
  • C. Không thể xảy ra lỗi
  • D. Có thể xảy ra cả hai lỗi trên.

Câu 15: Hoàn thiện (…) trong phát biểu sau

“Trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính …, không có hiệu lực ở bên … hàm”

  • A. cục bộ, ngoài.
  • B. toàn cục, ngoài.
  • C. địa phương, ngoài.
  • D. địa phương, trong.

Câu 16: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai”

  • A. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  • B. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi.
  • C. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí.
  • D. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.

Câu 17: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?

  • A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.
  • B. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
  • C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
  • D. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.

Câu 18: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

def kq(name):

s = "Tôi tên là: "

s = s+ name

return s

print(kq("Xuân"))

  • A. "Tôi tên là: Xuân".
  • B. Chương trình bị lỗi
  • C. "Tôi tên là: ".
  • D. "Xuân".

Câu 19: Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 20: Mã lỗi nào được đưa ra khi lệnh gọi một hàm nhưng không có hàm đó

  • A. NameError.
  • B. TypeError.
  • C. ZeroDivisionError.
  • D. IndentationError.

Câu 21: Chương trình sau nên sửa như thế nào. Chọn phương án đúng nhất

fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

print(fruits[4])

  • A. Thay đổi kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
  • B. Kiểm tra chỉ số của mảng khi thực hiện lệnh.
  • C. Chương trình không có lỗi.
  • D. Thay đổi tên mảng.

Câu 22: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

1) Cần chú ý nên có nhiều bộ test khi test các bộ dữ liệu.

2) Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi.

3) Thực tế cho thấy ít khi phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận biên.

4) Không thể sử dụng các lệnh print() để in ra các biến trung gian.

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 23: Trong Python, hàm được sử dụng để làm gì?

  • A. Thực thi một vòng lặp.
  • B. Xử lý ngoại lệ.
  • C. Nhóm các câu lệnh lại để thực hiện một tác vụ cụ thể.
  • D. Kiểm tra một điều kiện.

Câu 24: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ NameError, nên xử lí như thế nào?

  • A. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào.
  • B. Kiểm tra lại tên các biến và hàm.
  • C. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng.
  • D. Kiểm tra giá trị của số bị chia.

Câu 25: Hàm lambda trong Python là gì?

  • A. Một hàm chứa một tập hợp các câu lệnh được thực thi tuần tự.
  • B. Một loại hàm đặc biệt không cần từ khóa def để định nghĩa.
  • C. Một hàm chỉ thực hiện một nhiệm vụ đơn giản và ngắn gọn.
  • D. Một hàm chứa một danh sách các câu lệnh có thể được gọi theo tên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập