Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 3

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Ôn tập chủ đề 3 - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3

Câu 1: Nếu đăng trên mạng xã hội nhận xét có tính xúc phạm đến một người khác thì hành vi này là

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Vi phạm đạo đức.
  • C. Không vi phạm gì.
  • D. Tùy theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.

Câu 2: Việc nào dưới đây không bị phê phán

  • A. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường.
  • B. Thay đổi mật khẩu facebook của mình khi nhận được thông báo có phiên đăng nhập trên địa chỉ lạ.
  • C. Sao chép phần mềm không có bản quyền.
  • D. Like, share, comment các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng.

Câu 3: Pháp luật trong môi trường số đảm bảo điều gì?

  • A. Thực hiện giao dịch và hoạt động trực tuyến.
  • B. Quy định kỹ thuật và công nghệ.
  • C. Quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • D. Tiêu chuẩn đạo đức và hành vi đúng đắn.

Câu 4: Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền

  • A. Bởi vì quá trình đó quá phức tạp và có thể xảy ra lỗi.
  • B. Bởi nếu làm vậy những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.
  • C. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.
  • D. Bởi nếu làm vậy máy tính có thể bị hỏng.

Câu 5: Điều 11, nghị định 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ

  • A. 3 000 000 đồng đến 5 000 000 đồng.
  • B. 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng.
  • C. 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.
  • D. 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng.

Câu 6: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu là

  • A. Quyền sở hữu.
  • B. Quyền tác giả.
  • C. Bản quyền.
  • D. Quyền tài sản.

Câu 7: Đâu không phải hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng

  • A. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép.
  • B. Cố ý gây thương tích cho người khác.
  • C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm.
  • D. Đưa tin không phù hợp lên mạng.

Câu 8: An mượn sách của bạn rồi đem đi photo một bản để có sách học. Theo em, việc đó có vi phạm quyền tác giả không, vì sao

  • A. Không. Vì tuy An đã tự ý sao chép tác phẩm, không xin phép tác giả nhưng chỉ sao chép một bản.
  • B. Có. Vì An đã tự ý sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả cũng như không trả tiền nhuận bút, thù lao.
  • C. Có. Vì dù sao chép tác phẩm vì mục đích gì mà không xin phép tác giả thì vẫn là vi phạm quyền tác giả.
  • D. Không. Vì tuy An đã tự ý sao chép tác phẩm, không xin phép tác giả nhưng chỉ để sử dụng cá nhân, phục vụ nghiên cứu, học tập.

Câu 9: Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?

  • A. Luật tác giả.

  • B. Luật sở hữu.

  • C. Luật sở hữu trí tuệ.
  • D. Luật trí tuệ.

Câu 10: Luật An ninh mạng được ban hành năm

  • A. 2019.
  • B. 2017.
  • C. 2018.
  • D. 2020.

Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Trong tin học, mua phần mềm ……….. mua quyền sử dụng.”

  • A. Là.
  • B. Là một cách.
  • C. Khác.
  • D. Là điều kiện cần.

Câu 12: Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào

  • A. Người mua quyền tài sản.
  • B. Người mua quyền sử dụng. 
  • C. Người lập trình.
  • D. Người đầu tư.

Câu 13: Quyền nhân thân không bao gồm

  • A. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
  • B. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
  • C. Đặt tên cho tác phẩm.
  • D. Định giá tác phẩm khi bán ra thị trường.

Câu 14: Đạo đức là gì?

  • A. Luật pháp quy định trong môi trường số.
  • B. Quyền riêng tư và bảo mật thông tin trong môi trường số.
  • C. Kỹ thuật và công nghệ trong môi trường số.
  • D. Nguyên tắc và tiêu chuẩn hành vi đúng đắn và chính trực.

Câu 15: Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì

  • A. Tùy theo nội dung và hậu quả.
  • B. Vi phạm đạo đức.
  • C. Không vi phạm.
  • D. Vi phạm pháp luật.

Câu 16: Ta có các Điểm sau

a) Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong trong tác phẩm của mình;

b) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

c) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kì hình thức nào.

d) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung cấm.

Các Điểm nào trên đây thuộc Khoản 1 (Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao) Theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung bởi luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019)

  • A. Điểm a, c, d.
  • B. Điểm a, b, d.
  • C. Điểm b, c, d.
  • D. Điểm a, b, c.

Câu 17: Văn hóa trong môi trường số bao gồm điều gì?

  • A. Luật pháp và quy định hành vi trực tuyến.
  • B. Thói quen và phong cách sống trong môi trường kỹ thuật số.
  • C. Quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân.
  • D. Giá trị, niềm tin và ứng xử trong môi trường số.

Câu 18: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, cần lưu ý

  • A. Tùy tiện đăng tải thông tin cá nhân của người khác trên các nền tảng mạng xã hội.
  • B. Có những hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật liên quan tới bản quyền, thông tin cá nhân và việc chia sẻ thông tin trong môi trường số.
  • C. Tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân.
  • D. Đăng nhập các tài khoản trên máy tính lạ, ngay cả khi mạng không đáng tin cậy.

Câu 19: Trên một số đồ dùng, chúng ta thường gặp kí hiệu sau, kí hiệu đó có ý nghĩa gì

Media VietJack

  • A. Đã được đăng kí bảo hộ với cơ quan pháp luật.
  • B. Nhãn hiệu.
  • C. Bản quyền.
  • D. Sản phẩm tiết kiệm điện.

Câu 20: Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền

  • A. Tài sản.
  • B. Trí tuệ.
  • C. Sở hữu.
  • D. Giá trị.

Câu 21: Em viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về hội thi đánh cờ ở làng A trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình của tác giả Nguyễn Văn B đăng trên báo điện tử X. Nội dung lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là “Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”. Theo em, cách viết nào đưới đây là phù hợp cho bài viết của em

  • A. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm...).”
  • B. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa xuân ở làng quê Việt Nam xưa mà nay đã không còn nữa. Nguồn: Báo điện tử X”.
  • C. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa thu ở làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B)”.
  • D. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một nét văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: http s://www…)”.

Câu 22: Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền

  • A. Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.
  • B. Chụp ảnh màn hình những đoạn hay để sau này đọc lại.
  • C. Tải về và đăng lại trên trang Facebook của mình cho bạn bè cùng đọc.
  • D. Tải về máy của mình để đọc.

Câu 23: Việc làm nào chia sẻ thông tin không an toàn và hợp pháp

  • A. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích.
  • B. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.
  • C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
  • D. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội, ...).

Câu 24: Nghị định 15/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2020 quy định điều gì?

  • A. Chống thư rác.
  • B. Quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
  • C. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.
  • D. Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Câu 25: Hành vi nào sau đây không phải hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin

  • A. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.
  • B. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.
  • C. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.
  • D. Phát tán video độc hại lên mạng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập