Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 5 (Phần 5)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Ôn tập chủ đề 5 (Phần 5) - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

Câu 1: Cho s = “123456abcdefg”, s1 = “124”, s2 = “235”, s3 = “ab”, s4 = “56” + s3

Có bao nhiêu biểu thức lôgic sau đúng?

1) s1 in s.

2) s2 in s.

3) s3 in s.

4) s4 in s.

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Trong Python, câu lệnh break được sử dụng để làm gì trong vòng lặp for?

  • A. Kết thúc vòng lặp và thoát khỏi nó.
  • B. Xử lý ngoại lệ.
  • C. Kiểm tra điều kiện và thực hiện các câu lệnh tương ứng.
  • D. Chuyển sang lần lặp tiếp theo mà không thực hiện các câu lệnh còn lại trong vòng lặp.

Câu 3: Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

  • A. Lệnh find().
  • B. Lệnh len().
  • C. Lệnh split().
  • D. Lệnh join().

Câu 4: Hàm sau có chức năng gì?

def sum(a, b):

print("sum = " + str(a + b))

  • A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.

  • B. Trả về hai giá trị a và b.

  • C. Tính tổng hai số a và b.

  • D. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.

Câu 5: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?

def add(a, b):

x = a + b

return(x)

add(1, 2)

add(5, 6)

  • A. 3.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. Không bị lỗi.

Câu 6: Ngoài việc kết hợp lệnh for và range để duyệt phần tử trong danh sách, có thể sử dụng câu lệnh nào khác?

  • A. in range.
  • B. in.
  • C. while.
  • D. int.

Câu 7: Trong vòng lặp for, biến điều khiển (iterating variable) được sử dụng để làm gì?

  • A. Kiểm tra điều kiện để tiếp tục hoặc thoát khỏi vòng lặp.
  • B. Chỉ định số lần lặp cụ thể.
  • C. Lưu trữ giá trị của phần tử hiện tại trong tập hợp.
  • D. Đếm số lần lặp.

Câu 8: Cho xâu s = “1, 2, 3, 4, 5”. Muốn xoá bỏ kí tự “,” và thay thế bằng dấu “ ” ta sử dụng lần lượt những câu lệnh nào?

  • A. remove() và join().
  • B. split() và join().
  • C. split() và replace().
  • D. del() và replace().

Câu 9: Chương trình sau hiển thị kết quả như thế nào?

def ham():

print(country)

ham("Sweden")

ham("India")

ham("Brazil")

  • A. Sweden, Brazil.
  • B. Chương trình bị lỗi.
  • C. Sweden, Brazil, India.
  • D. Sweden, India, Brazil.

Câu 10: Biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?

S1 = “12345”

S2 = “3e4r45”

S3 = “45”

S3 in S1

S3 in S2

  • A. False, True.
  • B. True, False.
  • C. True, True.
  • D. False, False.

Câu 11: Kết quả của chương trình sau là gì?

A = [2, 3, 5, "python", 6]

  • A. append(4)
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. append("x")

del(A[2])

print(len(A))

  E. append(2)

  F. 8.

  G. 5.

Câu 12: Trong vòng lặp for, câu lệnh continue được sử dụng để làm gì?

  • A. Kết thúc vòng lặp và thoát khỏi nó.
  • B. Xử lý ngoại lệ.
  • C. Kiểm tra điều kiện và thực hiện các câu lệnh tương ứng.
  • D. Chuyển sang lần lặp tiếp theo mà không thực hiện các câu lệnh còn lại trong vòng lặp.

Câu 13: Sử dụng lệnh nào để tìm vị trí của một xâu con trong xâu khác không?

  • A. find().
  • B. split().
  • C. in().
  • D. test().

Câu 14: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

>> “abcdabcd”. find(“cd”)

>> “abcdabcd”. find(“cd”, 4)

  • A. 2, 6.
  • B. 2, 2.
  • C. 2, 7.
  • D. 3, 3.

Câu 15: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”

>>> print(s[2])

  • A. ‘a’.
  • B. ‘d’.
  • C. ‘b’.
  • D. ‘c’.

Câu 16: Trong Python, vòng lặp for được sử dụng để làm gì?

  • A. Thực thi một khối mã lệnh nhiều lần.
  • B. Xử lý ngoại lệ.
  • C. Kiểm tra một điều kiện và thực hiện các câu lệnh tương ứng.
  • D. Lặp qua một tập hợp các phần tử và thực hiện các câu lệnh tương ứng.

Câu 17: Cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm phải có dấu gì?

  • A. Dấu ‘,’.
  • B. Dấu ‘.’.
  • C. Dấu ‘:’.
  • D. Dấu ‘;’.

Câu 18: Lệnh sau trả lại giá trị gì? "Trường Sơn".find("Sơn",8)

  • A. 5.
  • B. -1.
  • C. 7.
  • D. 6.

Câu 19: Cú pháp sử dụng vòng lặp for trong Python là gì?

  • A. for i in (1, 2, 3):
  • B. for i in list:
  • C. for i in range(n):
  • D. for i in dictionary:

Câu 20: Muốn gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh gì?

  • A. a.0.
  • B. a[0].
  • C. a.[1].
  • D. a[].

Câu 21: Trong python, để khai báo một danh sách và khởi tạo sẵn một số phần tử ta dùng cú pháp nào?

  • A. [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].
  • B. < tên danh sách > = [].
  • C. < tên danh sách > = [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].
  • D. < tên danh sách > = [0].

Câu 22: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?

  • A. "123".
  • B. "01234".
  • C. "1234".
  • D. "0123".

Câu 23: Sau khi thực hiện lệnh sau, biến s sẽ có kết quả là

s1 ="3986443"

s2 = ""

for ch in s1:

if int(ch) % 2 == 0:

s2 = s2 + ch

print(s2)

  • A. 3986443.
  • B. 8644.
  • C. 443.
  • D. 39864.

Câu 24: Chương trình sau giải quyết bài toán gì?

n = input("Nhập n")

s = ""

for i in range(n):

if i % 2 == 0:

s. append(i)

print(s)

  • A. In ra một chuỗi các số lẻ từ 0 đến n.
  • B. In ra một chuỗi các số từ 0 tới n.
  • C. In ra một chuỗi các số chẵn từ 0 đến n – 1.
  • D. Chương trình bị lỗi.

Câu 25: Cho xâu s1=’abc’, xâu s2=’abc’. Khẳng định nào sau đây đúng

  • A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1. 
  • B. Xâu s1 bằng xâu s2.
  • C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.
  • D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập