Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức kì I(P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức học kì 1(P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một thẻ nhớ 4 GB lưu trữ được tất cả bao nhiêu ảnh 512 KB?

  • A. 2 nghìn ảnh.
  • B. 4 nghìn ảnh.
  • C. 8 triệu ảnh.
  • D. 8 nghìn ảnh.

Câu 2: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là

  • A. Văn bản.
  • B. Âm thanh.
  • C. Hình ảnh.
  • D. Dãy bit.

Câu 3: Thiết bị số có các ưu điểm nào sau đây?

  • A. Giúp xử lí thông tin rất nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục.
  • B. Có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng.
  • C. Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.
  • D. Tất cả các ưu điểm trên.

Câu 4: Bản chất quá trình mã hóa thông tin?

  • A. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác.
  • B. Đưa thông tin vào máy tính.
  • C. Chuyển thông tin về bit nhị phân.
  • D. Nhận dạng thông tin.

Câu 5: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành

  • A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
  • B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.
  • C. Sử dụng máy tính điện tử.
  • D. Nghiên cứu máy tính điện tử.

Câu 6: Tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức là gì?

  • A. Tin học.
  • B. Máy tính.
  • C. Internet.
  • D. Xã hội tin học hóa.

Câu 7: Để ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp ta có thể làm những hoạt động nào sau đây?

  • A. Viết một bài văn.
  • B. Vẽ một bức tranh hay chụp một tấm ảnh.
  • C. Viết một bản nhạc.
  • D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 8: Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ nào?

  • A. Bộ nhớ ngoài.
  • B. Bộ nhớ trong.
  • C. Cả hai bộ nhớ.
  • D. Không có bộ nhớ nào.

Câu 9: Số biểu diễn trong hệ nhị phân 100112 có giá trị thập phân là

  • A. 17.
  • B. 18.
  • C. 19.
  • D. 20.

Câu 10: Quy trình thực hiện phép tính trên máy tính đối với số thập phân cần qua mấy bước?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 11: Số nguyên có dấu có bao nhiêu cách mã hóa nào?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 12 120 bit bằng bao nhiêu byte?

  • A. 12 byte.
  • B. 15 byte.
  • C. 8 byte.
  • D. 10 byte.

Câu 13: Phương pháp nào để biểu diễn số trong máy tính? 

  • A. Dấu phẩy tĩnh.
  • B. Dấu phẩy động.
  • C. Không có.
  • D. Cả A và B.

Câu 14: Muốn phân biệt các số ở hệ cơ số khác nhau người ta làm như thế nào?

  • A. Viết thêm chỉ số dưới.
  • B. Viết thêm chỉ số trên.
  • C. Mở ngoặc ở bên cạnh.
  • D. Chú thích sau khi viết.

Câu 15: Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 16: Cần bao nhiêu bít để biểu diễn dữ liệu lôgic?

  • A. 8.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 3.

Câu 17: Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?

  • A. OR.
  • B. AND.
  • C. NOT.
  • D. MORE.

Câu 18: Có mấy phương pháp chính để giảm kích thước tệp âm thanh?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 19: Khi số hoá âm thanh, chu kì lấy mẫu tăng thì lượng thông tin lưu trữ tăng hay giảm?

  • A. Tăng.
  • B. Giảm.
  • C. Vừa tăng.
  • D. Vừa giảm.

Câu 20: Đặc điểm quan trọng của PDA là

  • A. Có bộ nhớ lớn, có khả năng kết nối wifi.
  • B. Nhỏ gọn, có khả năng kết nối mạng.
  • C. Có chức năng liên lạc.
  • D. Có khả năng kết nối mạng.

Câu 21: Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

  • A .python.
  • B .pl.
  • C .py.
  • D .p.

Câu 22: Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

  • A. 17.
  • B. 20.
  • C. 18.
  • D. 19.

Câu 23: Thế nào là chương trình dịch?

  • A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
  • B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao.
  • C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  • D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.

Câu 24: Từ khoá của một ngôn ngữ lâp trình là

  • A. là những từ dành riêng.
  • B. cho một mục đích sử dụng nhất định.
  • C. có thể đặt tên cho biến.
  • D. Cả A và B

Câu 25: Cho đoạn chương trình sau:

kt=False print(kt)

Biến kt thuộc dữ liệu kiểu

  • A. int.
  • B. float.
  • C. bool.
  • D. str.

Câu 26: Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?

  • A. print().
  • B. input().
  • C. nhap().
  • D. enter().

Câu 27: Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu câu lệnh < câu lệnh > được thực hiện khi nào?

  • A. Điều kiện sai.
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Điều kiện bằng 0.
  • D. Điều kiện khác 0.

Câu 28: Cho x = True, y = False. Cho biết giá trị của biểu thức sau:

not((x or y ) and x )

  • A. True
  • B. False
  • C. x
  • D. 1

Câu 29: Cho đoạn lệnh sau:

for i in range(5):

print(i)

Trên màn hình i có các giá trị là

  • A. 0 1 2 3 4 5.
  • B. 1 2 3 4 5.
  • C. 0 1 2 3 4.
  • D. 1 2 3 4.

Câu 30: Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

t = 0

for i in range(1, 101):

if(i % 3 == 0 and i % 5 == 0):

t = t + i

print(t)

  • A. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.
  • B. Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
  • C. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
  • D. Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.

Câu 31: Trong Python, đoạn chương trình sau đưa ra kết quả gì?

for i in range(10, 0, -1):

print(i, ‘’)

  • A. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1.
  • B. Đưa ra 10 dấu cách.
  • C. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
  • D. Không đưa ra kết quả gì.

Câu 32: Điền phần còn thiếu … trong đoạn code sau để được kết quả dưới đây?

55555

44444

33333

22222

11111

for i in range(5, 0, …):

print(str(i)*5)

  • A. -1.
  • B. 0.
  • C. None.
  • D. 1.

Câu 33: Lệnh range (n) cho vùng gồm các số nào?

  • A. 0, 1, ...., n -  1.
  • B. 1, ...., n -  1.
  • C. 0, 1, ...., n + 1.
  • D. Chương trình báo lỗi.

Câu 34:Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh < câu lệnh 2> được thực hiện khi nào?

  • A. Điều kiện sai.
  • B. Điều kiện đúng.
  • C. Điều kiện bằng 0.
  • D. Điều kiện khác 0.

Câu 35: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu?

  • A. a là số chẵn.
  • B. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.
  • C. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.
  • D. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.

Câu 36: Tìm giá trị m và n thoả mãn (m+4) % 5 == 0 và n*2//3=5

  • A. m = 1, n = 8.
  • B. m = 2, n = 9.
  • C. m = 3, n = 10.
  • D. m = 0, n = 7.

Câu 37:Trong ngôn ngữ lập trình Python, từ khoá và tên

  • A. Có ý nghĩa như nhau.
  • B. Người lập trình phải tuân theo quy tắc đặt tên.
  • C. Có thể trùng nhau.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 38: Trong ngôn ngữ lập trình Python, câu lệnh nào sau đây là khai báo biến?

  • A. n = 50.
  • B. n==50.
  • C. n>50.
  • D. n!=50.

Câu 39: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây?

Max = 2021:

  • A. Dư dấu (=).
  • B. Tên biến trùng với từ khoá.
  • C. Dư dấu (:).
  • D. Câu lệnh đúng.

Câu 40: Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau:

>>>10 - 5 ** 2 + 8//3 +2 

  • A. -11.
  • B. 11.
  • C. 7.
  • D. Câu lệnh bị lỗi.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập