NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào?
-
A. Năm 939
-
B. Năm 1009
-
C. Năm 1010
-
D. Năm 1012
Câu 2: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
-
A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.
-
B. Ban thưởng cho quân lính.
-
C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
-
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là gì?
-
A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng
-
B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển
-
C. Không bị ảnh hưởng
-
D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi
Câu 4: Ý nào là cải cách Hồ Quý Ly thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục?
-
A. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...
-
B. Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hoá dân tộc.
-
C. Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền.
-
D. Cải cách chế độ học tập và thi cử.
Câu 5: Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch gì?
-
A. Vườn không nhà chống.
-
B. Dương đông kích tây.
-
C. Kế hoạch Nghệ An.
-
D. Kế hoạch rút quân.
Câu 6: Thợ thủ công và thương nhân:
-
A. Ngày càng đông đảo và rất được trọng dụng.
-
B. Ngày càng đông đảo nhưng không được trọng dụng.
-
C. Ngày càng ít đi và không được trọng dụng.
-
D. Ngày càng ít đi nhưng vẫn được trọng dụng.
Câu 7: Ý nào không phải những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:
-
A. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
-
B. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
-
C. Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
-
D. Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...
Câu 8: Những nét chính về tình hình xã hội thời Lê Sơ:
-
A. Phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt.
-
B. Nông dân không có quyền sở hữu đất đai.
-
C.Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông và được trọng dụng.
-
D. Thương nghiệp chỉ phát triển trong nước.
Câu 9: Những năm tháng đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn từng mấy lần phải rút lên vùng núi Chí Linh?
-
A. 4 lần.
-
B. 3 lần.
-
C. 5 lần.
-
D. 2 lần.
Câu 10: Cải cách của Hồ Quý Ly có tác động gì đến xã hội nước ta lúc bấy giờ?
-
A. Củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thể lực của tầng lớp quý tộc.
-
B. Chỉ tập trung chuẩn bị cho chiến tranh dẫn đến đời sống nhân dân đói khổ, bần cùng.
-
C. Khiến cho xã hội rối ren, nội chiến liên miên.
-
D. Giúp cho đất nước phát triển rực rỗ, đời sống nhân dân ấm no, giặc ngoại xâm không dám bén mảng.
Câu 11: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?
-
A. Trần Quốc Toản
-
B. Trần Thủ Độ
-
C. Trần Quang Khải
-
D. Trần Quốc Tuấn
Câu 12: Cuối năm 1406 xảy ra sự kiện gì?
-
A. Quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô.
-
B. Nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.
-
C. nhà Minh tiến hành xâm lược Đại Ngu.
-
D. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
Câu 13: Những năm đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân gặp những khó khăn nào?
-
A. Không nhận được sự ủng hộ của ai.
-
B. Không có người giỏi lãnh đạo.
-
C. Lực lượng quân địch đông và mạnh.
-
D. Quân không nghe chủ soái.
Câu 14: Ý nào không phải những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
-
A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyên cai trị của Chân Lạp.
-
B. Chân Lạp phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm → không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
-
C. Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây.
-
D. Khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên → cư dân thưa vắng.
Câu 15: Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan gì?
-
A. Chánh, phó an phu Sứ
-
B. Hào Trương, Trấn Phủ
-
C. Tri Phủ, Tri Châu
-
D. Tổng Đốc, Tri Phủ
Câu 16: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
-
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng
-
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa
-
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh
-
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ
Câu 17: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào?
-
A. Tháng 12/1226
-
B. Tháng 11/1225
-
C. Tháng 8/1226
-
D. Tháng 7/1225
Câu 18: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?
-
A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược
-
B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc
-
C. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh
-
D. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng
Câu 19: Ngô Sĩ Liên đã biên soạn tác phẩm gì dưới thời Lê Sơ?
-
A. Bình Ngô Đại Cáo
-
B. Đại Việt Sử kí
-
C. Phủ biên tạp lục.
-
D. Đại Việt sử kí toàn thư
Câu 20: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
-
A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc
-
B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta
-
C. Thực hiện “vườn không nhà trống”
-
D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc
Câu 21: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
-
A. Do không đoàn kết được lực lượng toàn dân.
-
B. Quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.
-
C. Do cướp ngôi của nhà Trần.
-
D. Do các chính sách cải cách không hợp lí.
Câu 22: Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng:
-
A. Nghệ An đến giải phóng vùng từ Thanh Hoá đến Đèo Hải Vân.
-
B. Cao Bằng, Lạng Sơn.
-
C. Bắc Cạn, Lào Cai.
-
D. Quảng Trị.
Câu 23: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương cả nước chia thành:
-
A. 15 đạo.
-
B. 13 đạo thừa tuyên.
-
C. 5 đạo.
-
D. 5 đạo.
Câu 24: Thế kỉ XV,, triều đình Ăng - co xảy ra sự kiện gì?
-
A. Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái khiến triều đình Ăng-co suy yếu.
-
B. Phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm
-
C. Không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
-
D. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
Câu 25: Vua Lê Thánh Tông bãi một số chức quan nhằm mục đích gì?
-
A. Tập trung quyền hành vào tay vua.
-
B. Tuân theo di huấn tổ tiên.
-
C. Mang lại lợi ích cho nhân dân.
-
D. Mạng lại hạnh phúc cho nhân dân.
Câu 26: Thắng lợi cuối năm 1424 mang đến thay đổi gì?
-
A. Đất nước giành lại độc lập, tự do.
-
B. Căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
-
C. Căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho quân Minh.
-
D. Nghĩa quân có thêm cơ hội giành chiến thắng.
Câu 27: Dưới thời nhà Lý, các chính sách trong phát triển kinh tế có tác dụng như nào?
-
Nông nghiệp: nhiều năm mùa màng bội thu
-
Thủ công nghiệp: khá phát triển, tạo ra hai trong bốn quốc bảo của An Nam tứ đại khí: chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên
-
Thương nghiệp: quan hệ buôn bán với Trung Quốc khá phát triển, cảng biển Vân Đồn trở thành nơi buôn bán với nước ngoài sầm uất
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 29: Theo em, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ là gì?
-
A. Phải không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
-
B. Không ngừng củng cố khối quân sự.
-
C. Phải không ngừng đề phòng các thế lực thù địch âm mưu xâm lược đất nước.
-
D. Phải không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Câu 30: Điểm khác trong đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống lại quân Minh và đường lối kháng chiến của nhà Trân trong ba lần chống quân Mông - Nguyên là gì ?
-
A. Nhà Trần dựa vào dân kháng chiến còn nhà Hồ lựa chọn chiến đấu đơn độc.
-
B. Nhà Trần có đội quân yếu hơn đội quân của nhà Hồ do không hỏa khí.
-
C. Nhà Trần có lực lượng quân chính quy đông gấp nghìn lần nhà Hồ.
-
D. Nhà Trần có nhiều vũ khí có sức công phá lớn.
Câu 31: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?
-
A. Thoát Hoan
-
B. Ô Mã Nhi
-
C. Toa Đô
-
D. Hốt Tất Liệt
Câu 32: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
-
A. Nhân đạo
-
B. Nhân văn
-
C. Chủ động
-
D. Bị động
Câu 33: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?
-
A. Hình thành các công trường thủ công
-
B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi
-
C. Xuất hiện các làng nghề thủ công
-
D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao
Câu 34: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?
-
A. Hình thành các công trường thủ công
-
B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi
-
C. Xuất hiện các làng nghề thủ công
-
D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao
Câu 35: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
-
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
-
B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt
-
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong
-
D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống
Câu 36: Quân đội thời Lê Sơ được chia thành những bộ phận nào?
-
A. Cấm quân và thủy quân.
-
B. Bộ binh và thủy binh.
-
C. Quân triều đình và quân địa phương.
-
D. Cấm quân.
Câu 37: Dưới triều đại nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất gì?
-
A. Quân điền.
-
B. Hạn điền.
-
C. Phú điền.
-
D. Lộc điền.
Câu 38: Theo em, việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
-
A. Thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của đất nước ta.
-
B. Ra oai phủ đầu với nước địch.
-
C. Thể hiện ý chí chiến đấu của quân dân, sẵn sàng ứng chiến quân đội mới nhà Minh cử sang.
-
D. Thể hiện thái độ ngạo nghẽ, của người chiến thắng, mỉa mai, coi thường kẻ thua cuộc.
Câu 39: Từ thế kỉ X - XIII, vương quốc Chăm - pa:
-
A. Bước vào thời kì hưng thịnh.
-
B. Bị Thái LAn xâm chiếm.
-
C. Bị Mã Lai xâm chiếm.
-
D. Gặp nhiều khó khăn ở trong nước.
Câu 40: Điểm tiến bộ của luật Quốc triều hình luật là:
-
A. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
-
B. Bảo vệ quyền lợi của quý tộc.
-
C. Bảo vệ quyền lợi của nông dân
-
D. Bảo vệ quyền lợi của hoàng tộc