Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước? 

  • A. Đinh Bộ Lĩnh
  • B. Trần Lãm

  • C. Phạm Bạch Hổ

  • D. Ngô Xương Xí

Câu 2: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

  • A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ

  • B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu

  • C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
  • D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

  • A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
  • B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

  • C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

  • D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 4: Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy? 

  • A. Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản. 
  • B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. 

  • C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới. 

  • D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ

Câu 5: Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là gì? 

  • A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản.

  • B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản. 

  • C. Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội. 

  • D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn. 

Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?

  • A. Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới. 

  • B. Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới. 

  • C. Thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị. 
  • D. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây. 

Câu 7: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

  • A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
  • B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

  • C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

  • D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Câu 8: Những thành phân nào hình thành nên giai cấp tư sẵn trong xã hội Tây Âu?

  • A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.
  • B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn.

  • C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản.

  • D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.

Câu 9: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

  • A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). 

  • B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). 
  • C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).

  • D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).

Câu 10: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

  • A. Phát triển mạnh mẽ.
  • B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.

  • C. Không có gì thay đổi so với trước đó.

  • D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

Câu 11: Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều

  • A. Gúp-ta.

  • B. Đê-li.

  • C. Mô-gôn.

  • D. Hác-sa.

Câu 12: Các nước ở khu vực Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố thời tiết nào? 

  • A. Gió mùa 
  • B. Gió phơn 

  • C. Thủy triều 

  • D. Dòng biển nóng

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Campuchia thời kì Ăng-co? 

  • A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định. 

  • B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng 

  • C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.
  • D. Lãnh thổ được mở rộng

Câu 14: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

  • A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

  • B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
  • C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

  • D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hảo với Trung Hoa

Câu 15: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981?

  • A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt.

  • B. Làm cho nhà Tống và các triểu đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa.
  • C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

  • D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.

Câu 16: Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc? 

  • A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa. 

  • B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.
  • C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình. 

  • D. Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc. 

Câu 17: Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp

  • A. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

  • B. Mới được hình thành và bước đầu phát triển.

  • C. Rơi vào tình trạng phân tán.
  • D. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 18: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là

  • A. Những chiếc chum đá khổng lồ.
  • B. Đền Ăng-co vát.

  • C. Tượng thần, phật.

  • D. Đền Ăng-co Thom.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự phát triển kinh tế của các vương quốc ở Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Hoàn toàn không có sự giao lưu kinh tế.
  • B. Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.

  • C. Các nghề thủ công nghiệp phát triển.

  • D. Thị trường thương mại rất sôi động.

Câu 20: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

  • A. Xoá bỏ Hồi giáo.

  • B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ.

  • C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ..
  • D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Câu 21: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sâm uất với nước ngoài?

  • A. Tô Châu.

  •  B. Tùng Giang.

  • C. Quảng Châu. 
  • D. Thượng Hải.

Câu 22: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

  • A. Văn học, Triết học. 

  • B. Nghệ thuật, Toán học. 

  • C. Khoa học - Kĩ thuật.

  • D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 23: Những thành phân nào hình thành nên giai cấp tư sẵn trong xã hội Tây Âu?

  • A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn.
  • B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn.

  • C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản.

  • D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.

Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?

  • A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

  • B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

  • C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

  • D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.
Câu 25: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
  • A. Tăng lữ, quý tộc.

  • B. Nông dân, quý tộc.

  • C. Thương nhân, quý tộc.
  • D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc

Câu 26: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ

  • A. Giáo hội Thiên Chúa dẫn trở nên lũng đoạn, chỉ phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.

  • B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.
  • C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất.

  • D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.

Câu 27: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là

  • A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.
  • B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công.

  • C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

  • D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển.

Câu 28: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? 

  • A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  • B. Cùng theo đạo Hồi 

  • C. Cùng theo đạo Phật. 

  • D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì. 

Câu 29: Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng rộng rãi kim loại gì? 

  • A. Bạc 

  • B. Nhôm 

  • C. Sắt. 
  • D. Đồng đỏ

Câu 29: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

  • A. Thạt Luổng.

  • B. Đền Bay-on.
  • C. Phra Keo.

  • D. Vát Xiềng Thong.

Câu 30: Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp

  • A. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

  • B. Mới được hình thành và bước đầu phát triển.

  • C. Rơi vào tình trạng phân tán.
  • D. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 31: Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?

  • A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.

  • B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.

  • C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

  • D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.

Câu 32: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là

  • A. “Những người vĩ đại”.

  • B. “Những nhà khai sáng”.

  • C. “Những người xuất chúng”.

  • D. “Những người khổng lồ”.

Câu 33: Phật giáo được thịnh hành nhất dưới thời

  • A. Đường.
  • B. Tống.

  • C. Minh. 

  • D. Thanh.

Câu 34: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triêu Đê-li và Mô-gôn đó là

  • A. Đều do người Hồi giáo lập nên.

  • B. Đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.

  • C. Đều do người Mông Cổ thống trị.

  • D. Đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.

Câu 35: Nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng đã được xây dựng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này, ngoại trừ

  • A. Khu đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia).

  • B. Chùa Vàng (Thái Lan).

  • C. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

  • D. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

Câu 36: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở

  • A. Lưu vực sông I-ra-oa-đi.

  • B. Đảo Su-ma-tra.

  • C. Lưu vực sông Mê Công.
  • D. Đảo Gia-va.

Câu 37: Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là

  • A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

  • B. Đều có hệ thống chữ viết riêng.

  • C. Biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc..
  • D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

Câu 38: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc?     

  • A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. 

  • B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.     
  • C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.     

  • D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 39: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?

  • A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
  • B. Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất

  • C. Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa

  • D. Giảm được chi phí nuôi quân đội của triều đình

Câu 40: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với nhà Tống

  • B. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
  • C. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn

  • D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.