Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?

  •    A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước
  •    B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống
  •    C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa
  •    D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt

Câu 2: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

  •    A. Trả lại thư ngay
  •    B. Vội vàng xin giảng hòa
  •    C. Bắt giam sứ giả vào ngục
  •    D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ

Câu 3: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

  •    A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến
  •    B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến
  •    C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa
  •    D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải

Câu 4: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

  •    A. Trần Quốc Toản
  •    B. Trần Thủ Độ
  •    C. Trần Quang Khải
  •    D. Trần Quốc Tuấn

Câu 5: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

  •    A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc
  •    B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta
  •    C. Thực hiện “vườn không nhà trống”
  •    D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc

Câu 6: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là:

  •    A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai)
  •    B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam)
  •    C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội)
  •    D. Trận Bạch Đằng

Câu 7: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

  •    A. Trần Quốc Tuấn
  •    B. Trần Quốc Toản
  •    C. Trần Quang Khải
  •    D. Trần Khánh Dư

Câu 8: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

  •    A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp
  •    B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương
  •    C. Thiên Trường, Thăng Long
  •    D. Bạch Đằng

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

  •    A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến
  •    B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
  •    C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba
  •    D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

  •    A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới
  •    B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
  •    C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc
  •    D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc

Câu 11: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

  • A.Trả lại thư ngay
  • B.Bắt giam vào ngục
  • C.Tỏ thái độ giảng hòa
  • D.Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ

Câu 12: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?

  • A.Trần Thái Tông.
  • B.Trần Thủ Độ.
  • C.Trần Thánh Tông.
  • D.Câu a và b đúng

Câu 13: Khu vực mà đế quốc Mông – Nguyên đã đô hộ vào thế kỉ thứ XIII là khu vực nào?

  • A.Toàn bộ châu Á
  • B. Từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương
  • C. Khu vực Thái Bình Dương
  •  D. Khu vực Mĩ La-tinh

Câu 14: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã là gì?

  •  A. Lo phòng thủ đất nước
  •  B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận
  •  C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu
  •  D. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo

Câu 15: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt?

  • A. Thoát Hoan
  • B. Ô Mã Nhi
  • C. Hốt Tất Liệt
  • D. Ngột Lương Hợp Thai

Câu 16: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?

  •  A. Chương Dương
  •  B. Quy Hóa
  •  C. Bình Lê Nguyên
  •  D. Các vùng trê

Câu 17: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về vùng nào?

  •  A. Thiên Mạc (Duy Tiên – Hà Nam)
  •  B. Quy Hóa (Yên Bái – Lào Cai)
  •  C. Đông Bộ Đầu (Bến sông Hồng, phố Hàng Than – Hà Nội)
  •  D. Tất cả các vùng trên

Câu 18: “Đầu thần chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

  •  A. Trần Quốc Tuấn
  •  B. Trần Bình Trọng
  •  C. Trần Quốc Toản
  •  D. Trần Thủ Độ

Câu 19:  Ngày 29.1.1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ tại đâu?

  • A. Quy Hóa
  • B. Đông Bộ Đầu
  • C. Chương Dương
  • D. Hàm Tử

Câu 20: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?

  •  A. Thoát Hoan
  •  B. Ô Mã Nhi
  •  C. Toa Đô
  •   D. Hốt Tất Liệt

Câu 21: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?

  • A. Khánh chiến chống quân Nguyên lần I
  • B. Khánh chiến chống quân Nguyên lần II
  • C. Khánh chiến chống quân Nguyên lần III
  • D. Cả ba thời kì trên

Câu 22: Khi chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan đã làm gì?

  • A. Cho quân tiến đánh các căn cứ của quân nhà Trần
  • B. Đem quân đuổi bắt các vua Trần
  • C. Tàn sát thành Thăng Long
  • D. Tất cả các hành động trên

Câu 23: Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên?

  • A. Hốt Tất Liệt
  • B. Toa Đô
  • C. Thoát Hoan
  • D. Ô Mã Nhi 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.