Câu 1: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?
- A. 2 500 năm TCN
- B. 1 500 nắm TCN
- C. Cuối thế kỉ III TCN
-
D. Đầu thế kỉ IV
Câu 2: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?
- A. Chữ Hin-đu
-
B. Chữ Phạn
- C. Chữ Nho
- D. Chữ tượng hình
Câu 3: Nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao thông qua biểu hiện nào?
- A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ
- B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi
- C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai
-
D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m
Câu 4: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:
-
A. A-cơ-ba
- B. A-sô-ca
- C. Sa-mu-dra-gup-ta
- D. Mi-bi-ra-cu-la
Câu 5: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là
- A. Lâu đài Đỏ
- B. Lăng Ta-giơ Ma-han
-
C. Chùa hang A-gian-ta
- D. Đền Bô-rô-bua-đua
Câu 6: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
- A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- B. Vương triều Mô-gôn
-
C. Vương triều Gúp-ta
- D, Vương triều Hác-sa
Câu 7: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
-
A. Đều là vương triều của người nước ngoài
- B. Cùng theo đạo Hồi
- C. Cùng theo đạo Phật
- D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì
Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?
- A. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao
- B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh
- C. Ngôi vua được cha truyền - con nối
-
D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước
Câu 9: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?
- A. Đạo Phật
- B. Đạo Thiên Chúa
-
C. Đạo Hin-đu
- D. Đạo Bà La Môn
Câu 10: Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào
- A. Giữa thế kỉ XVIII
- B. Cuối thế kỉ XVII
-
C. Giữa thế kỉ XIX
- D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 11: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?
- A. Người Trung Quốc
- B. Người Mông Cổ
- C. Người Ấn Độ
-
D. Người Thổ Nhĩ Kì
Câu 12: Các công trình kiến trúc như: Đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng… ở Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của
-
A. Tôn giáo
- B. Văn học
- C. Văn hóa Trung Quốc
- D. Văn hóa phương Tây
Câu 13: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?
- A. Pháp
-
B. Anh
- C. Tây Ban Nha
- D. Đức
Câu 14: Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
-
A. Kinh tế có những tiến bộ vượt bậc; đời sống của người dân ổn định, sung túc
- B. Xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh
- C. Nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tỉnh xảo được xây dựng
- D. Hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 15: Vua A-cơ-ba đã chia đất nước thành bao nhiêu tỉnh?
- A. 14
-
B. 15
- C. 16
- D. 17
Câu 16: Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triêu Đê-li và Mô-gôn đó là
- A. Đều do người Hồi giáo lập nên
- B. Đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị
- C. Đều do người Mông Cổ thống trị
-
D. Đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên
Câu 17: Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra:
- A. Vương triều Gúp-ta
-
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Hác-sa
- D. Vương triều Mô-gôn
Câu 18: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
- A. Xoá bỏ Hồi giáo
- B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ
-
C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ
- D. Xây dựng chính quyền vững mạnh
Câu 19: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gúp-ta?
-
A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
- B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
- C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
- D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 20: Ở Ấn Độ, công trình nào tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Hồi giáo?
- A. Đại bảo tháp San-chi
-
B. Lăng Ta-giơ Ma-han
- C. Chùa hang A-gian-ta
- D. Đền Bô-rô-bua-đua
Câu 22: Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là
-
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo
- B. Tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây
- C. Các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch
- D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 23: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?
- A. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
- B. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
- C. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
-
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
Câu 24: Ý nào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?
- A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca
- B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ
- C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ
-
D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á
Câu 25: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?
- A. Bắc Á
- B. Tây Á
-
C. Đông Nam Á
- D. Trung Á