Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu

  • A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
  • B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.

  • C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

  • D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

  • A. Đường bộ. 

  • B. Đường biển.
  • C. Đường hàng không.

  • D. Đường sông.

Câu 3: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là

  • A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.

  • B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
  • C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.

  • D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.

Câu 4: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

  • A. Nhà Hán. 

  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Nguyên. 

  • D. Nhà Thanh.

Câu 5: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

  • A. 2 500 năm TCN.

  • B. 1 500 nắm TCN. 

  • C. Cuối thế kỉ III TCN.

  • D. Đầu thế kỉ IV.

Câu 6: Vương quốc phong kiến nào ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X không còn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này?

  • A. Vương quốc Pa-gan. 

  • B. Vương quốc Chăm-pa.

  • C. Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a.

  • D. Vương quốc Phù Nam.

Câu 7: Cư dân sống trên đất Lào là

  • A. Người Lào Thơng. 

  • B. Người Lào Lùm.

  • C. Người Khơ-me.

  • D. Người Lào Thơng và người Lào Lùm.

Câu 8: Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành từ

  • A. Thế kỉ V. 

  • B. Thế kỉ VI.
  • C. Thế kỉ IX.

  • D. Thế kỉ XIII.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?

  • A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

  • B. Xưng vương.

  • C. Đóng đô ở Cổ Loa.

  • D. Đặt tên nước.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải việc làm của Định Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?

  • A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).

  • B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình.

  • C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
  • D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương.

Câu 11: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

  • A. Ô Mã Nhi.

  • B. Triệu Tiết.

  • C. Hoằng Tháo.

  • D. Hầu Nhân Bảo.

Câu 12: "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời     

  • A. Ngô.     
  • B. Đinh.     

  • C. Lý.     

  • D. Trần.

Câu 13: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào? 

  • A. Cam-pu-chia và Việt Nam 

  • B. Thái Lan và Mi-an-ma  

  • C. Ấn Độ và Trung Quốc   

  • D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

Câu 14: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?

  • A. Sự trường tồn.

  • B. Triệu voi.
  • C. Niềm vui lớn.

  • D. Triệu mùa xuân.

Câu 15: Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? 

  • A. Trung Quốc. 

  • B. Nhật Bản. 

  • C. Ấn Độ. 
  • D. Phương Tây.

Câu 16: Nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao thông qua biểu hiện nào? 

  • A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ. 

  • B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi. 

  • C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai. 

  • D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.

Câu 17: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc? 

  • A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc. 

  • B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác. 

  • C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến. 
  • D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người. 

Câu 18: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? 

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó. 
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới. 

  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. 

  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

Câu 19: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý? 

  • A. Mĩ, Anh 

  • B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. 
  • C. Ý, Bồ Đào Nha 

  • D. Anh, Pháp

Câu 20: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

  • A. Quý tộc người Rô-ma.

  • B. Nô lệ được giải phóng.

  • C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
  • D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 21: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

  • A. Đường bộ. 

  • B. Đường biển.
  • C. Đường hàng không.

  • D. Đường sông.

Câu 22: Nội dung nào không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thời trung đại?

  • A. Tạo ra cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.

  • B. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng.

  • C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

  • D. Dẫn đến sự ra đời các thành thị trung đại.

Câu 23: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu? 

  • A. Quý tộc và công nhân làm thuê. 

  • B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc. 

  • C. Công nhân giàu có và nhà tư bản. 

  • D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 24: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là gì? 

  • A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
  • B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. 

  • C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa. 

  • D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu. 

Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV? 

  • A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển. 

  • B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  • C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức. 

  • D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. 

Câu 26: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào? 

  • A. Lãnh chúa và nông nô 

  • B. Địa chủ và nông dân tá điền 

  • C. Tư sản và vô sản 
  • D. Quý tộc và công nhân

Câu 27: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là

  • A. Lâu đài Đỏ.

  • B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

  • C. Chùa hang A-gian-ta.
  • D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á? 

  • A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật 

  • B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại 

  • C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước 

  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt… 

Câu 29: Người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang, mở ra thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lào là

  • A. Pha Ngừm. 
  • B. Khún Bolom.

  • C. Giay-a-vác-man II.

  • D. Giay-a-vác-man VII.

 

Câu 30: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

  • A. Ô Mã Nhi.

  • B. Triệu Tiết.

  • C. Hoằng Tháo.

  • D. Hầu Nhân Bảo.

Câu 31: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất?

  • A. Những người thân trong gia đình.

  • B.  Phân đều cho mọi người.

  • C. Dòng tộc của mình.

  • D. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

Câu 32: Ai là người tìm ra châu Mĩ ?

  • A. Va-xcô đơ Ga-ma.

  • B. Cô-lôm-bô.

  • C. Ma-gien-lan.

  • D. Tất cả các nhà thám hiểm trên.

Câu 33: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là

  • A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí

  • B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu

  • C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu

  • D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp

Câu 34: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  • A. Chữ Hin-đu

  • B. Chữ Phạn

  • C. Chữ Nho

  • D. Chữ tượng hình

Câu 35: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ

  • A. Quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á

  • B. Nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam

  • C. Do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất

  • D. Do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm

Câu 36: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Lan Xang được thành lập ở

  • A. Lưu vực sông I-ra-oa-đi

  • B. Đảo Su-ma-tra

  • C. Lưu vực sông Mê Công

  • D. Đảo Gia-va

Câu 37: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

  • A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me

  • B. Chữ tượng hình và chữ Nôm

  • C. Chữ La-tinh và chữ Hán

  • D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li

Câu 38: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?

  • A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu

  • B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định

  • C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này

  • D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này

Câu 39: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước?

  • A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu

  • B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định

  • C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này

  • D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này

Câu 40: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

  • A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ

  • B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu

  • C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì

  • D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.