Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến? 

  • A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
  • B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến. 

  • C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu. 

  • D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa. 

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy? 

  • A. Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản. 
  • B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. 

  • C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới. 

  • D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ

Câu 3: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”? 

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó. 
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới. 

  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. 

  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

Câu 4: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

  • A. Phát triển mạnh mẽ.
  • B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.

  • C. Không có gì thay đổi so với trước đó.

  • D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

Câu 5: Công trình kiến trúc tiêu biểu, độc đáo thể hiện sự tôn sùng Phật giáo của người Ấn Độ là

  • A. Lâu đài Đỏ.

  • B. Lăng Ta-giơ Ma-han.

  • C. Chùa hang A-gian-ta.
  • D. Đền Bô-rô-bua-đua.

Câu 6: Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì? 

  • A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. 

  • B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. 

  • C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc. 

  • D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với nền văn hóa bản địa, xây dựng một nền văn hóa riêng và độc đáo.

Câu 7: Nguyên nhân chính khiến vương quốc Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là gì? 

  • A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
  • B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào. 

  • C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát. 

  • D. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào. 

Câu 8: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

  • A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.
  • B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

  • C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

  • D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Câu 9: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu? 

  • A. Cổ Loa 
  • B. Hoa Lư 

  • C. Bạch Hạc.

  • D. Phong Châu. 

Câu 10: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của ai? 

  • A. Làng xã .
  • B. Nông dân 

  • C. Địa chủ

  • D. Nhà nước

Câu 11: Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?

  •  A. Tư tưởng cát cứ.

  • B. Tinh thần độc lập, tự chủ.
  • C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.

  • D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.

Câu 12: Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là

  • A. Thời kì kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (802 - 1432)..
  • B. Thời kì trị vì của vua Giay-a-vác-man lI.

  • C. Thế kỉ XIII.

  • D. Từ khi kinh đô chuyển về phía nam Biển Hồ.

Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng tình hình Vương quốc Lan Xang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt?

  • A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
  • B. Đứng đầu vương quốc là vua, dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh.

  • C. Cuộc sống của cư dân sung túc, thanh bình.

  • D. Luôn giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng nhưng cũng cương quyết chống lại sự xâm lược.

Câu 14: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ

  • A. Quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.

  • B. Nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.

  • C. Do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.
  • D. Do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 15: Nguyên nhân chính làm cho nhà Ngô suy yếu? 

  • A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2.     

  • B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.     

  • C. Do mâu thuẫn nội bộ.     

  • D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Câu 16: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

  • A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ

  • B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu

  • C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì

  • D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 17: Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào? 

  • A. Biểu trưng của Phật giáo. 
  • B. Biểu trưng của Nho giáo. 

  • C. Biểu trưng của Án Độ giáo. 

  • D. Tất cả các tôn giáo trên hoà quyện lẫn nhau. 

Câu 18: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về bộ máy nhà nước Ấn Độ thời phong kiến?

  • A. Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao.

  • B. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.

  • C. Ngôi vua được cha truyền - con nối.

  • D. Hội đồng nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước.

Câu 19: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là

  • A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.
  • B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công.

  • C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

  • D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển.

Câu 20: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là gì? 

  • A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại 

  • B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Ki-tô và chế độ phong kiến vùi dập 

  • C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật 

  • D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô.

Câu 21: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

  • A. Đi sang hướng đông. 

  • B. Đi về phía tây. 
  • C. Đi xuống hướng nam.

  • D. Ngược lên hướng bắc.

Câu 22: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

  • A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư

  • B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội

  • C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ 

  • D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước

Câu 23: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều

  • A. Có một lãnh địa riêng.
  • B. Miễn giảm tô, thuế cho nông nô.

  • C. Có một thành thị mang tên mình.

  • D. Lao động vất cả cùng với nông nô.

Câu 24: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?

  • A. Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới. 

  • B. Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới. 

  • C. Thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị. 
  • D. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây. 

Câu 25: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

  • A. Văn học, Triết học. 

  • B. Nghệ thuật, Toán học. 

  • C. Khoa học - Kĩ thuật.

  • D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 26: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1566 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là những biện pháp gì? 

  • A. Xóa bỏ Hồi giáo. 

  • B. Giành nhiều đặc quyền, đặc lợi cho quý tộc gốc Mông Cổ. 

  • C. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ.
  • D. Xây dựng chính quyền vững mạnh. 

Câu 27: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

  • A. Bộ máy nhà nước dẫn được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua.

  • B. Đất nước được chia thành nhiều tỉnh.
  • C. Hệ thống quan lại các cấp dẫn được hoàn chỉnh.

  • D. Luật pháp ngày càng hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều bộ luật. 

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Campuchia thời kì Ăng-co? 

  • A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định. 

  • B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng 

  • C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.
  • D. Lãnh thổ được mở rộng

Câu 29: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vì

  • A. Sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.

  • B. Chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.
  • C. Đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.

  • D. Các quan lại ngoại thích lộng quyền.

Câu 30: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào? 

  • A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ. 

  • B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta. 

  • C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho. 

  • D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể. 

Câu 31: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

  • A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh

  • B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước

  • C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt

  • D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

Câu 32: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm:

  • A. 475
  • B. 676
  • C. 476
  • D. 467

Câu 33: B.Đi-a-xơ thám hiểm mũi cực Nam châu Phi năm bao nhiêu?

  • A. 1478

  • B. 1784

  • C. 1748

  • D. 1487

Câu 34: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

  • A. Can-vanh

  • B. Cô-péc-ních.

  • C. Ga-li-lê

  • D. Lu-thơ

Câu 35: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

  • A. Phát triển mạnh mẽ

  • B. Sa sút, thường xuyên mất mùa

  • C. Không có gì thay đổi so với trước đó

  • D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên

Câu 36: Vua A-cơ-ba đã chia đất nước thành bao nhiêu tỉnh?

  • A. 14

  • B. 15

  • C. 16

  • D. 17

Câu 37: Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?

  • A. Xu-ma-tơ-ra

  • B. Xu-la-vê-di

  • C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít)

  • D. Ca-li-man-tan

Câu 38: Vương quốc Lan Xang tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1353 - 1707

  • B. 1353 - 1884

  • C. 1535 - 1707

  • D. 1707 - 1884

Câu 39: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

  • A. Người Môn

  • B. Người Khơme

  • C. Người Chăm

  • D. Người Thái

Câu 40: Để đẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Định Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?

  • A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn

  • B. Biện pháp cứng rắn

  • C. Biện pháp thuyết phục

  • D. Biện pháp mềm dẻo

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.