Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 10 Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ý nào sau đây không phải việc làm của Định Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?

  • A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)
  • B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình
  • C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
  • D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương

Câu 2: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?

  • A. Ô Mã Nhi
  • B. Triệu Tiết
  • C. Hoằng Tháo
  • D. Hầu Nhân Bảo

Câu 3: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của ai? 

  • A. Làng xã 
  • B. Nông dân 
  • C. Địa chủ 
  • D. Nhà nước

Câu 4: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

  • A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
  • B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
  • C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
  • D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 5: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là

  • A. Đỉnh Bộ Lĩnh
  • B. Đinh Toàn 
  • C. Lê Hoàn
  • D. Lý Thường Kiệt

Câu 6: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

  • A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư
  • B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội
  • C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ 
  • D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước

Câu 7: Quan sát lược đồ hình 1 (tr. 49, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?

  • A. Hoa Lư, Đại La
  • B. Lạng Sơn, Chỉ Lăng
  • C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng
  • D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng, Tây Kết

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

  • A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
  • B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước
  • C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
  • D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

Câu 9: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào? 

  • A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ 
  • B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta 
  • C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho
  • D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể

Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981?

  • A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt
  • B. Làm cho nhà Tống và các triểu đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa
  • C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
  • D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt

Câu 11: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

  • A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
  • B. Vua, quan lại, một số nhà sư
  • C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
  • D. Vua, quan lại, thương nhân

Câu 12: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?

  • A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
  • B. Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất
  • C. Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa
  • D. Giảm được chi phí nuôi quân đội của triều đình

Câu 13: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981? 

  • A. Đinh Toàn
  • B. Thái hậu Dương Vân Nga
  • C. Lê Hoàn
  • D. Đinh Liễn 

Câu 14: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với nhà Tống
  • B. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
  • C. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
  • D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù

Câu 15: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị? 

  • A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ 
  • B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu 
  • C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
  • D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 16: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?

  •    A. Đại Việt
  •    B. Đại Cồ Việt
  •    C. Đại Nam
  •    D. Đại Ngu

Câu 17: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  •    A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất
  •    B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
  •    C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi
  •    D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi

Câu 18: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

  •    A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ
  •    B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội
  •    C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua
  •    D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư

Câu 19: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

  •   A. Trận Chi Lăng
  •   B. Trận Đồ Lỗ
  •   C. Trận Bạch Đằng
  •   D. Trận Lục Đầu

Câu 20: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?

  •    A. Phật giáo
  •    B. Nho giáo
  •    C. Đạo giáo
  •    D. Thiên Chúa giáo

Câu 21: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?

  •    A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt
  •    B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống
  •    C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo
  •    D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt

Câu 22: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

  •    A. Châu – Phủ - Lộ
  •    B. Phủ - Huyện – Châu
  •    C. Châu – huyện – xã
  •    D. Lộ - Phủ - Châu

Câu 23: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

  • A. Ngô Quyền    
  • B. Lý Công Uẩn  
  • C. Đinh Bộ Lĩnh
  • D. Phùng Hưng    

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.